Bài viết này bằng kinh nghiệm đã thi công rất nhiều dự án nội thất – Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm với quý khách hàng lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp để đóng đồ nội thất trong gia đình mình
Có một vài lưu ý về chất liệu gỗ như sau:
-Gỗ công nghiệp có ưu điểm đẹp, thiết kế thi công đa dạng các kiểu dáng, dễ gia công… hiện giờ chịu được độ ẩm cao nếu chọn gỗ công nghiệp chống ẩm chịu nước thì giá thành lại hơi cao 1 chút
-Gỗ tự nhiên có ưu điểm: Chắc chắn, bền đẹp tùy theo chất lượng gỗ với thời gian, khi được tẩm sấy thì độ chịu nước của gỗ cao. Tuy nhiên nhược điểm: giá thành hơi cao; đồng thời sẽ bị cong vênh co ngót nếu gỗ không được xử lý kỹ
Thông thường
+ Gỗ tự nhiên đóng đồ nội thất thường mang xu hướng hơi cổ điển, ấm cúng, sang trọng
+ Gỗ công nghiệp đóng đồ nội thất mang xu hướng hiện đại hơn
– Những phòng bị ánh nắng và nóng quá nhiều không nên chọn gỗ tự nhiên đặc biệt gỗ xoan đào; bởi gỗ xoan đào gỗ rất dòn-> tránh nắng nóng chiếu vào
– Khi yêu cầu đóng đồ nội thất các bạn nên chú ý tới phụ kiện, bởi phụ kiện rất quan trọng, các phụ kiện gồm: bản lề giảm chấn, ray 3 tầng inox giảm chấn, phụ kiện inox 304 , ốc vít
– Tìm những nơi thi công uy tín, nếu có điều kiện kinh tế có thể thi công trọn gói
– Hợp đồng thi công cần thống nhất và theo dõi về chất liệu, mã màu, kích thước bản vẽ, chế độ bảo hành
Trang trí nhà hàng và những vấn đề cơ bản cần biết
Kinh doanh nhà hàng ăn uống là một lĩnh vực đầy hứa hẹn khi mục tiêu chính là những nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên, khi thị trường mọc lên ngày càng nhiều nhà hàng theo đủ mọi phong cách, việc tạo nên sự khác biệt luôn là vấn đề khiến các chủ đầu tư băn khoăn. Đó chính là lý do xuất hiện của những đơn vị thiết kế nội thất nhà hàng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, xoay quanh thiết kế nhà hàng còn có những vấn đề cơ bản khác mà chủ đầu tư cần nhớ. Đó là những vấn đề gì? Mời quý khách và bạn đọc cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây. Thiết kế nhà hàng là gì? Thiết kế nhà hàng là sự bố trí, sắp xếp lại toàn bộ không gian bên trong của nhà hàng, hay còn gọi là nội thất. Sự bố trí cần dựa trên những phong cách, chủ đề nhất định nhằm tạo nên sự thống nhất xuyên suốt qua từng khu vực của nhà hàng. Bên cạnh đó, thiết kế nhà hàng còn là cách trang trí hay tạo điểm nhấn cho không gian nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật phong cách mà nhà hàng đang theo đuổi. Thiết kế nhà hàng là sự bố trí toàn bộ không gian bên trong nhà hàng Để việc tư vấn thiết kế nội thất nhà hàng diễn ra một cách chuyên nghiệp và đạt được hiệu quả cao nhất, các chủ đầu tư cần được tư vấn và định hướng bởi những chuyên gia thiết kế nhiều kinh nghiệm. Với kiến thức chuyên môn, họ sẽ là người giúp chủ đầu tư cân bằng hài hòa các yếu tố chất lượng, thẩm mỹ, công năng trong không gian nội thất nhà hàng. Những lưu ý khi thiết kế nhà hàng Để tạo nên một nhà hàng ấn tượng, yếu tố đầu tiên mà chủ đầu tư cần lưu ý chính là tính thẩm mỹ. Chủ đầu tư cần định hướng phong cách cụ thể và khiến nó trở nên nổi bật, khác biệt nhằm khiến nhà hàng có thể để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng thực khách.
Thẩm mỹ, chất lượng và công năng là 3 yếu tố cơ bản cần có trong mỗi nhà hàng Ngoài ra, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chủ đầu tư còn cần lưu ý đến vấn đề chất lượng và công năng của từng chi tiết trong không gian nội thất. Chất lượng tốt sẽ mang lại sự tin tưởng, an tâm cho thực khách. Còn công năng hiệu quả sẽ giúp chính nhà hàng tiết kiệm thời gian di chuyển và phục vụ. Mỗi chủ đầu tư khi quyết định kinh doanh nhà hàng sẽ đều có những phong cách, ý tưởng riêng cho mình nhằm mang đến những trải nghiệm khác biệt cho các thực khách. Hãy để Nội thất Miền Bắc công ty thiết kế nội thất tại Hà Nội được đồng hành và hiện thực hóa những ý tưởng của quý khách. Với kinh nghiệm và chuyên môn cao cùng sự tận tâm, sáng tạo, chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp thiết kế nhà hàng tối ưu nhất cho quý khách.
Những ai lần đầu làm nội thất đều lo lắng khi chọn gỗ công nghiệp. Họ thường nghi vấn gỗ công nhiệp có tốt không? chất lượng ra sao? gỗ công nghiệp có bền không? có bị mối mọt không? Có quá nhiều loại gỗ CN, nên chọn loại nào? v.v…
Câu trả lời là: gỗ CN hay gỗ tự nhiên đều có thể bị mối mọt. Tuy nhiên gỗ công nghiệp chậm mối mọt hơn.
Gỗ CN có tuổi thọ từ 15-20 năm (theo nhà sản xuất). Tùy vào người sử dụng, điều kiện sử dụng (thời tiết, độ ẩm…). Và tùy loại gỗ bạn sử dụng mà độ bền sẽ tương ứng theo.
Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng mà bạn cần biết để tránh sai lầm khi tiến hành trang trí nội thất.
1. Đặc điểm chung Trên thị trường có nhiều nhà phân phối & các đại lý phân phối ván gỗ công nghiệp. Tuy nhiên tùy vào thương hiệu, chất lượng, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng v.v… mà giá cả sẽ cao hay thấp.
Nhưng cho dù gỗ công nghiệp được phân phối từ đâu thì nó vẫn có 1 đặc điểm chung nhất, là đều được cấu thành từ dăm gỗ hoặc bột gỗ của những cây thân gỗ ngắn ngày, trộn với keo & hóa chất chuyên dụng để tạo ra 1 bề mặt ván.
Để đơn giản, bạn chỉ cần hiểu như vậy. Vì đi sâu vào từ ngữ chuyên môn sẽ làm bạn bị rối.
2. Đặc điểm riêng Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại. Mỗi loại có những đặc điểm riêng (giá thành cũng khác nhau từ đó). Hiểu rõ đặc tính của từng loại, bạn sẽ chọn đúng mục đích sử dụng cho từng không gian nội thất. Qua đó tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Để bạn dễ hình dung nhất, Tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách phân biệt từng loại gỗ công nghiệp:
Cách 1: phân biệt thành phần cốt ván (lõi ván) Cách 2: phân biệt theo bề mặt hoàn thiện.
3. Cách 1 – phân biệt lõi ván gỗ công nghiệp Cắt ngang bề mặt 1 tấm ván và quan sát, Tôi sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp một cách đơn giản nhất. 3.1- MFC:
Cấu thành từ ván dăm. MFC liên kết có vẻ yếu, tuy nhiên bù lại thì nó nhẹ, dễ vận chuyển, giá cũng tốt nhất trong các loại ván. Nếu là MFC chống ẩm sẽ thấy lõi màu xanh. Chủ yếu dùng trong văn phòng, nhà hàng, cafe…giá thành thấp hơn các loại ván kia (sẽ nói ở phần sau).
MFC thường được phủ sẳn bề mặt hoàn thiện là Melamine (bạn có thể mua ván thô chưa phủ bề mặt). Thi công Melamine cần thợ giỏi. Dùng MFC thì hạn chế di chuyển, tháo lắp nhiều. Thi công cần chính xác. Hạn chế chỉnh sửa. Bởi khi khoan bắn vít mà tháo ra thì kết cấu liên kết khó đảm bảo. Việc xử lý các vết đinh ốc, khoan…khó lấy lại bề mặt như ban đầu, mà phải xử lý che chắn bằng các nút nhựa, keo…gây mất thẩm mỹ.
3.2- MDF: Phân biệt chống ẩm & không chống ẩm bằng lõi màu xanh. MDF được cấu thành từ bột gỗ & keo. Loại này thường được dùng trong nội thất nhà ở căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự. Phù hợp với hầu hết khách hàng tầm trung.
Có thể làm 100% ván chống ẩm cho khu vực bếp. Hoặc nếu tiết kiệm thì sử dụng xen kẻ tùy theo ngân sách. Tuy nhiên việc này tiết kiệm ko nhiều nhưng lại rủi ro cao. Bởi khi ván đã ngậm nước thì chỉ có thay mới.
Những khu vực tại miền Nam hoàn toàn sử dụng tốt. Nhưng Miền Bắc, miền Trung thì độ ẩm cao. Nên sử dụng loại tốt hơn (sẽ trình bày tiếp theo sau)
3.3 – HDF: HDF cũng có loại sieu chống ẩm hoặc không chống ẩm. Lõi ván này so với MDF thoạt nhìn thì các bạn rất khó phân biệt được. Tuy nhiên nếu tinh mắt chúng ta sẽ nhận thấy lõi ván HDF có màu vàng nhạt hơn. Và khối lượng riêng nặng hơn so với MDF, bởi 80% thành phần của HDF là gỗ tự nhiên (đây cũng là lý do tại sao HDF khá đắt)
Ngoài ra HDF có độ nén chặt hơn và cứng hơn. Chịu được tải trọng lớn. Cách âm cách nhiệt cực tốt. Thi công bắn ốc vít vào rất chắn chắn. Độ mịn bề mặt cao & đồng nhất. Thi công sơn hoàn thiện đỡ tốn công, rút nhanh được thời gian sơn lót, chà nhám v.v…
Hơn nữa, HDF còn có khả năng chịu nước & chống ẩm mốc cực kỳ tốt. HDF khắc phục được những nhược điểm mà nếu dùng gỗ tự nhiên bạn sẽ không có được.
Ván gỗ HDF dùng cho những vùng có khí hậu ẩm như miền Trung, miền Bắc thì tuyệt vời. Chỉ ngại giá thành mà thôi. Do giá thành cao nên đa số khách, EKE chỉ tư vấn dùng cục bộ cho 1 số khu vực. Ví dụ như cửa đi (cách âm, chống ốn, chịu va đâp tốt), làm vách ngăn chia không gian, hoặc sàn nhà)
3.4 – CDF: Trên HDF siêu chống ẩm 1 bậc nữa là CDF. Lõi ván này rất dễ phân biệt bởi nó có màu đen. Dòng này thì ngoài những đặc tính vốn có của HDF thì khả năng chịu tải trọng và độ cứng, độ kháng nước cũng cao hơn hẳn 1 bậc. Loại này thường thì EKE chỉ dùng cho những khu vực nào thường xuyên tiếp xúc với nước, bị ẩm nhiều. EKE hầu như không tư vấn khách dùng CDF cho toàn bộ nội thất nhà, vì quá tốn kém không cần thiết
3.5 – WPB: WPB này thì miễn bàn về mối mọt hay thấm nước. Vì WPB (hay còn gọi là PVC) được cấu thành từ gốc nhựa. Rất nhẹ và mịn. Có thể được hoàn thiện bề mặt với nhiều chất liệu như Acrylic, Melamin, Laminate, sơn v.v…Dòng này thì có thể thi công các công trình ngoại thất (gian hàng hội chợ, quảng cáo ngoài trời v.v…)
Đối với nhà ở thì EKE sử dụng WBP cho các khu vực chịu nước thường xuyên như bếp, khu vực giặt, kệ ngoài ban công v.v…Hoặc những vách tường bị thấm có khả năng ảnh hưởng đến mặt hậu của tủ. Bạn có thể dùng CDF, tuy nhiên mức độ chịu nước của WPB là cao nhất, an toàn nhất.
3.6 -Plywood: Thành phần chính của plywood là gỗ tự nhiên được ép thành những tấm mỏng. Các tấm này được gia cố ngược chiều nhau để gia tăng tính bền vững, chịu lực đứng, lực ngang. Plywood vô cùng chắc chắn và chống cong vênh tốt. Nhược điểm lớn nhất của Plywood là dễ bị tách lớp nếu không gia cố keo kỹ giữa các lớp ván và giá thành rất cao.
4. Cách 2- Phân biệt bằng chất liệu (bề mặt) hoàn thiện Phần trên chúng ta đã nói về lõi (cốt) ván. Phần này chúng ta sẽ nói đến bề mặt hoàn thiện. Đối với tất cả các loại ván gỗ, sau khi đã hoàn thiện bề mặt thì bạn sẽ không biết cốt (lõi) ván là loại gì. Trừ khi bạn cắt ra để xem.
Các bề mặt hoàn thiện trên ván gỗ thông dụng nhất: 4.1 – Melamine:
Dạng hợp chất hữu cơ, kết hợp với keo & phim tạo bề mặt rất mỏng. Được phủ lên bề mặt ván gỗ, nhằm tạo bề mặt thẩm mỹ. Đồng thời chống thấm nước, chống cháy, chống trầy xướt, tăng độ bền cho bề mặt sản phẩm 4.2 – Laminate: Cũng là một dạng phim tương tự Melamine, nhưng độ bền cao hơn. Chậm cháy, chống va đậm trầy xước tốt hơn. Đa dạng về mẫu mã hơn. Đặc biệt Laminate có thể thi công cho các bề mặt cong do khả năng uốn cong 2 chiều được.
4.3 – Veneer (hoặc eco – veneer): Veneer được làm từ gỗ lạng lấy từ các cây thân gỗ tự nhiên (hoàn toàn tự nhiên). ECO Veneer là dạng phim vân gỗ (nhân tạo). Nhược điểm của veneer là các vân gỗ dễ bị trùng lặp, gây rối mắt, dễ bị rách. Tuy nhiên độ chân thật tự nhiên là điều không thể bàn cải.
4.5 – Acrylic: Acrylic (hoặc arylux- dòng thấp hơn): có độ bóng cao. Bề mặt nhẵn mịn & dễ lau chùi vệ sinh. Nhưng rất dễ trầy xước. Khó khắc phục khi thi công sai sót, hoặc bị trầy (phải thay mới nếu sơ ý làm trầy xước)
4.6 – Sơn 2K: Sơn 2K có thể tạo độ bóng tương tự như Acrylic nhưng có thể tùy chỉnh độ bóng, mờ. Thi công chủ động hoàn toàn, không bị phụ thuộc vào nhà máy, hay thời gian đặt hàng.
Ngoài ra, sơn 2K không ngại bề mặt cong phức tạp. Tuy nhiên thời gian thi công lâu hơn. Sơn 2K thường phải sơn 5 lớp. Thời gian cách nhau giữa mỗi lớp sơn từ 30 phút đến 1 giờ. Thời gian chờ sơn khô hoàn toàn phải từ 2-3 ngày mới có thể vận chuyển lắp đạt tại công trình.
Hơn nữa, sơn 2K chống ố vàng cho bề mặt căng mịn. Màu sắc đa dạng. Màu sơn có thể tùy chọn dựa trên cây màu với hàng nghìn màu khác nhau. Độ bền và thẩm mỹ là không phải bàn cãi.
5. Vậy nên dùng loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất? Nếu bạn không cần quan tâm đến ngân sách đầu tư thì nên chọn cốt (lõi) gỗ từ HDF trở lên. Khu vực nước hoặc ẩm nhiều thì dùng WPB (PVC- ván gốc nhựa). Cần độ cứng và chịu mài mòn cao, chống cong vênh thì Pywood (vách ngăn, sàn, cửa đi trong nhà…)
Hoàn thiện bề mặt nếu là vân gỗ thì nên chọn melamin cho những khu vực phụ. Laminate cho những khu vực trang trọng hơn. Vân gỗ có độ thật tương đương gỗ tự nhiên thì dùng Veneer.
Nếu cần độ bóng cao, thời gian nhanh thì chọn Acrrylic. Ngược lại có thể chọn sơn 2K nếu cần độ bền màu và nhà có nhiều hình khối cong phức tạp.
Trên là những tư vấn từ kinh nghiệm thực tế. Hy vọng sẽ giải đáp được câu hỏi “có nên dùng vật liệu gỗ công nghiệp” trong nội thất của quý vị và các Bạn.
Bạn là người thích sáng tạo? Bạn muốn tự tay làm ra những món đồ yêu thích trang trí nhà? Tại sao không bắt tay làm chiếc đồng hồ độc đáo từ gỗ này? Thay vì mua một chiếc đồng hồ mới, việc bạn trổ tài khéo tay tự làm để tặng cho gia đình, bạn bè, người thân sẽ ý nghĩa vô cùng. Cũng không quá khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu là tiến hành ngay.
Còn chờ gì nữa, bắt đầu thôi nào!
» CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU «
1 tấm ván gỗ hình dạng tùy theo bạn muốn ( ở đây sử dụng hình chữ nhật) 1 chiếc đĩa nhựa hình tròn Mẫu hình các con số: 3, 6, 9, 12 (như hình) Bộ kim đồng hồ Các dụng cụ cần thiết: bút chì, thước, khoan, máy cắt, giấy nhám. Chuẩn bị xong nguyên vật liệu (nhớ kiểm tra đầy đủ để quá trình làm sản phẩm không bị gián đoạn nhé) chúng ta bắt đầu tiến hành làm đồng hồ treo tường này nhé!
» CÁC BƯỚC THỰC HIỆN «
Bước 1: Những con số cần thiết nếu không có sẵn mẫu, bạn có thể vẽ trên giấy rồi cắt ra làm mẫu. Định dạng trên tấm gỗ các vị trí đặt số và đĩa nhựa tròn. Trình tự sắp xếp sẽ là đĩa nhựa ở giữa và c con số nằm quanh, bạn cần lưu ý một chi tiết đó là khi vẽ các con số, cần phải đo kích thước phù hợp với tấm gỗ và khi sắp xếp các con số, nhớ đặt đúng vị trí của chúng trên đồng hồ.
Bước 2: Sau khi định vị trí các con số và đĩa tròn, dùng bút chì vẽ viền quanh mẫu giấy trên mặt gỗ, kể cả chiếc đĩa nhé. Xác định tâm hình tròn ở giữa tấm ván gỗ (giữa chiếc đĩa), dùng máy khoan khoan lỗ tròn nhỏ để gắn bộ kim đồng hồ. Công đoạn này bạn có thể nhờ sự trợ giúp của cánh mày râu nhé!
Bước 3: Việc định hình hình dáng của chiếc đồng hồ đã xong, công đoạn cuối cùng cũng là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm đồng hồ treo tường đó là cắt tấm gỗ, bạn cần phải khéo léo cắt theo các đường đã vẽ, dùng giấy nhám chà sát mịn các mép gỗ đã cắt, lưu ý hết sức cẩn thận không mảnh gỗ khứa tay nhé. Gắn bộ kim đồng hồ ở tâm hình tròn vừa khoan là xong.
Như vậy là chiếc đồng hồ treo tường từ gỗ đã hoàn thành. Không quá khó đúng không nào, chỉ tốn một chút thời gian mà đã có những món quà thật ý nghĩa trao tặng người thân, hoặc trang trí nhà, trang trí phòng khách chẳng hạn, chắc chắn đây sẽ là chiếc đồng hồ treo tường độc đáo nhất đấy! ( Nguồn : Sưu tầm)
6 Cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp đơn giản hiệu quả
Hiện nay, nhiều người sử dụng sàn gỗ công nghiệp để trang trí cho không gian sống của mình. Sàn gỗ có nhiều điểm khác biệt so với các loại sàn khác, chính vì vậy cũng sẽ có những lưu ý riêng cho quá trình vệ sinh cũng như cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết với bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! 1. Cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp bằng giấm Đây là cách đánh bóng sàn gỗ phổ biến nhất mặc dù giấm có mùi không mấy dễ chịu. Nhưng chúng có khả năng tẩy rửa thần kỳ. Thành phần chính của giấm là axit axetic (CH3COOH), với nồng độ 5%, được hình thành từ quá trình lên men của rượu etylic. Vì vậy mà dễ dàng đánh bay các vết bẩn, trả lại bề mặt sáng bóng của mặt sàn.
Cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp đầu tiên là chúng ta tiến hành vệ sinh qua mặt sàn. Dùng giẻ lau mềm hoặc miếng bông để thấm giấm và tiến hành lau bề mặt cần đánh bóng. 2. Đánh bóng sàn bằng cồn, rượu Cũng tương tự như giấm là rượu và cồn, đều là cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp, làm sạch sàn gỗ công nghiệp giá rẻ mà không làm bề mặt sàn tổn hại.
Cách đánh bóng là chúng ta pha rượu hoặc cồn với nước sạch hoặc thấm dung dịch trực tiếp vào giẻ lau và tiến hành lau sạch sàn.
3. Cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp bằng dầu gội trẻ em
Một cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp rất hiệu quả khác chính là sử dụng dầu gội trẻ em, vì rất dịu nhẹ kích ứng thấp nên không gây tổn hại đến bề mặt sàn. Sử dụng dầu gội trẻ em có thể là một cách khá mới với mọi người. Nhưng cách này lại cực kỳ hiệu quả nhé. Vừa có khả năng tẩy sạch vết bẩn mà vẫn giữ được màu sắc của sàn gỗ.
4. Làm bóng sàn bằng dầu thông Với tính chất của dầu thông là độ trơn bóng cao nên nó rất phù hợp cho việc đánh bóng sàn. Bằng cách thấm dầu thông vào giẻ mềm hoặc bông lau rồi tiến hành lau lên bề mặt cần làm bóng một cách trực tiếp.
5. Sử dụng dung dịch đánh bóng sàn gỗ công nghiệp chuyên dụng Bên cạnh việc vệ sinh bằng những sản phẩm có sẵn, hiện nay có không ít các loại hóa chất chuyên dùng đánh bóng sàn trên thị trường. Mỗi một loại sẽ có tính năng và ưu nhược điểm riêng. Dưới đây một số thương hiệu ưa chuộng và đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
– Premium Gloss – Hóa chất phủ bóng sàn gỗ
Premium Gloss – Hóa chất phủ bóng sàn gỗ
– Hóa chất Breath Wood đánh bóng sàn gỗ
– Dung dịch đánh bóng Lemon Oil
Dung dịch đánh bóng Lemon Oil
6. Đánh bóng sàn bằng máy mài sàn Tại khu vực có diện tích bề mặt sàn lớn thì cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp hiệu quả nhất là sử dụng máy mài sàn chuyên dụng. Khi sử dụng loại máy mài sàn chuyên dụng sẽ giúp cho sàn gỗ đảm bảo được đánh bóng 100%. Cách này vừa cải tạo lại màu sơn của sàn gỗ lại đảm bảo được hiệu quả đánh bóng tuyệt đối nhất. Các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm máy mài sàn, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho sàn, cây lau, nước,…
Bước 1: Tiến hành dọn dẹp, làm sạch bề mặt sàn cần vệ sinh. Thu dọn các vật dụng trên bề mặt sàn để không làm gián đoạn quá trình đánh bóng. Bước 2: Kiểm tra bề mặt sàn những vị trí cần khắc phục. Nếu có vết xước thì nên tiến hành dùng giấy nhám chà để xóa bỏ vết xước. Bước 3: Bắt đầu pha hóa chất theo hướng dẫn sử dụng. Bước 4: Sử dụng máy mài sàn gỗ, máy đánh bóng sàn cùng lúc với các miếng pad mềm để làm sạch, đánh bóng sàn gỗ công nghiệp. Bước 5: Tiến hành sơn phủ, sơn lót bằng các hóa chất làm bóng chuyên dụng, giúp bề mặt sàn có độ sáng bóng cao. Bước 6: Đợi sàn khô hoàn toàn hoặc sử dụng cây lau sàn để lau khô.
7. Có nên đánh bóng sàn gỗ công nghiệp thường xuyên không? Trong khâu sản xuất, đã có một lớp nhựa trong suốt trên bề mặt sàn tự nhiên, giúp bảo vệ sàn khỏi những tác động gây hại cho sàn gỗ và giữ sàn gỗ luôn sáng bóng.
Tuy nhiên, lớp nhựa phủ sẽ dần biến mất sau một thời gian sử dụng, lúc này sàn sẽ mất độ bóng, mờ đục, trầy xước. Đây chính là lúc bạn cần phải vệ sinh sàn để khôi phục vẻ đẹp ban đầu. Nhưng không cần vệ sinh quá nhiều, vì theo khuyến cáo từ chuyên gia, thời gian lý tưởng cần đánh bóng sàn gỗ là từ 5-8 tháng một lần.
8. Một số lưu ý giữ gìn sàn gỗ công nghiệp luôn sạch đẹp Khi dùng cách đánh bóng sàn gỗ công nghiệp, bạn cần chú ý những lưu ý sau để sàn luôn như mới:
Hãy lót thảm tại nơi thường xuyên đi lại. Không để nước đọng thời gian dài trên sàn vì nước sẽ ngấm và làm hỏng sàn. Không nên đi những loại giày cao gót hay giày có đế cứng vì chúng gây nên những vết lõm trên sàn nhà. Không kéo lê đồ đạc trên sàn. Khi di chuyển nội thất hãy nhấc hẳn lên để không làm trầy xước sàn. Đối với các vật nặng như tủ hay bàn ghế thì nên sử dụng miếng lót trước khi đặt lên để tránh sàn bị lõm do chịu trọng lượng nặng ( Nguồn :sưu tầm )
Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan loại nào tốt và được yêu thích?
Bạn quan tâm sàn gỗ công nghiệp thái lan loại nào tốt ? Bạn đang tìm kiếm đơn vị uy tín để mua sàn gỗ Thái Lan uy tín?chúng tôi– đơn vị cung cấp, thi công sàn gỗ chuyên nghiệp, chất lượng sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tốt nhất. Hãy cùng xem review về sàn gỗ Thái Lan phổ biến dưới đây. 1. Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan Thaixin Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan loại nào tốt? Câu trả lời không thể không nhắc đến đó là sàn gỗ thương hiệu Thaixin. Đây là một trong những loại sàn gỗ Thái Lan tốt nhất và được yêu thích nhất. Các sản phẩm Thaixin được sản xuất dựa trên công nghệ cao CHLB Đức và có cốt lõi HDF rắn chắc.
Đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp Thaixin là:
-Vân gỗ với đường nét sống động như gỗ thật, được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết. – Bề mặt sàn gỗ phủ lớp nhôm oxit mỏng trong suốt. Hơn nữa, lớp phủ sử dụng công nghệ NANO diệt khuẩn mang đến độ bền cao. – Lớp cốt gỗ HDF được làm từ gỗ cây rừng Thái Lan rắn chắn, chịu nước siêu tốt và chịu áp lực cao (850kg/cm2) – Lớp đáy sử dụng lớp Melamine giúp cân bằng, ổn định cho sàn không bị cong vênh dù thời tiết thay đổi. – Công nghệ TAP&GO hiện đại, sử dụng để thiết kế hèm khóa. Lớp sáp nến chống ẩm, dễ dàng tháo lắp.
Sàn gỗ Thaixin khiến được yêu thích và tin dùng bởi các ưu điểm nổi bật sau:
– Khả năng chịu lực, chịu nước, chống va đập tốt. – Sàn gỗ chống thấm, ẩm mốc và mối mọt. – Bề mặt hạn chế mài mòn cũng như chống trầy xước tối, đạt chuẩn AC4. – Hèm khóa đặc biệt giúp dễ dàng thi công, lắp đặt nhanh chóng. – Hàm lượng Formaldehyde có tiêu chuẩn đạt E0 (cao nhất), đảm bảo an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường.
2. Sàn gỗ Leowood Thái Lan Thêm một gợi ý về sàn gỗ công nghiệp thái lan loại nào tốt? Sàn gỗ công nghiệp Leowood Thái Lan sở hữu các đường vân gỗ đẹp, sống động với màu sắc tự nhiên. Sàn gỗ này được sản xuất bởi tập đoàn Leowood Intertrade Co.Ltd, là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu sàn gỗ Thái Lan. Đặc điểm nổi bật của sàn gỗ Leowood là làm từ vật liệu xanh, thân thiện, đem lại không gian sống trong lành cho các gia đình. Hơn nữa, sàn gỗ có vân gỗ đẹp, màu sắc chân thật như gỗ tự nhiên, mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian căn nhà.
Các ưu điểm vượt trội mà sàn gỗ Leowood mang lại, đó là:
– Bề mặt chống trơn trượt, trầy xước và ngăn không bị ăn mòn (đạt tiêu chuẩn AC4) – Chống chịu nước tốt, lên tới hàng giờ đồng hồ. – Hạn chế cong vênh, phồng rộp hiệu quả, chống mối mọt tốt. – Sản phẩm thân thiện môi trường, có thể sử dụng thay cho các dòng sàn gỗ tự nhiên. – Vệ sinh vết bẩn dễ dàng, sàn nhà sáng bóng. – Giá rẻ, chất lượng đảm bảo phù hợp với nhiều loại nhu cầu. – Không chất độc hại, an toàn sức khỏe. – Có khả năng điều hòa không khí, mùa đông mặt sàn ấm, mùa hè mặt sàn mát.
3. Ưu điểm chung của sàn gỗ công nghiệp Thái Lan – Chống cháy hiệu quả. Hạn chế cao khả năng trầy xước, ăn mòn. – Màu sắc vân gỗ đa dạng tạo ra nhiều lựa chọn, phù hợp với nhiều nhu cầu, sở thích khác nhau. – Có khả năng chịu được nước trong thời gian ngắn, hạn chế tình trạng phồng rộp. – Sản phẩm thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe vì không chứa chất độc hại. – Độ phai màu thấp, sử dụng được thời gian lâu. – Giá thành rẻ mà chất lượng tốt. – Sàn gỗ không cần bảo trì hay làm mới qua nhiều năm. Ván gỗ dễ dàng lắp đặt và thay thế. 4. Nên chọn sàn gỗ công nghiệp Thái Lan hay sàn gỗ công nghiệp Malaysia loại nào tốt? Có rất nhiều người quan tâm đến việc lựa chọn giữa sàn gỗ Thái lan và Malaysia. Sàn gỗ thái lan có tốt không? Hay sàn gỗ công nghiệp Thái Lan loại nào tốt? Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích và so sánh các đặc điểm, thế mạnh riêng của 2 dòng sàn gỗ này để quý khách hàng hiểu rõ hơn. Sàn gỗ công nghiệp Malaysia và Thái Lan đều là những dòng sàn gỗ cao cấp, được nhiều người tin dùng. Mỗi loại sẽ có những ưu thế riêng. Với sàn gỗ Malaysia, sản phẩm được đánh giá cao về đặc tính chống chịu nước tốt, chống mối mòn. Về sàn gỗ công nghiệp Thái Lan, cũng sở hữu các đặc tính trên nhưng chất lượng có chút chênh lệch, thấp hơn dòng Malaysia. Tuy nhiên, giá thành của sàn gỗ Thái Lan rẻ hơn đáng kể. Nếu có điều kiện tài chính tốt, hãy chọn sàn gỗ công nghiệp Malaysia để có được chất lượng tốt nhất. Nếu muốn tiết kiệm chi phí và có nhu cầu tìm mua sản phẩm chất lượng đủ dùng, hãy chọn các dòng của Thái Lan để được tối ưu cả về chi phí và chất lượng.
Gỗ gõ bông lau thuộc nhóm mấy? Đặc điểm, ứng dụng thực tế
Gỗ gõ bông lau là loại gỗ có độ bền rất cao và được nhiều người ưa chuộng. Vậy gỗ gõ bông lau thuộc nhóm mấy? Đặc điểm và ứng dụng của gỗ gõ bông lau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để biết thêm thông tin về loại cây gỗ này nhé!
1. Gỗ gõ bông lau thuộc nhóm mấy? Gỗ gõ bông lau còn được biết với cái tên là gỗ gụ lau. Đây là loại thực vật thuộc họ đậu, ưa sáng và thường phát triển, sinh trưởng chậm. Loài thực vật này sống và phát triển chủ yếu trong các khu rừng xanh. Nó thường mọc trên những tầng đất thấp, đất bằng hoặc sườn thoát nước. Gỗ gõ bông lâu được xếp vào hàng các loại gỗ quý hiếm nhất ở Việt Nam và là loại gỗ cần được bảo tồn. Vậy gỗ gõ bông lau thuộc nhóm mấy? Hiện tại, gỗ này được xếp vào nhóm 1 trong danh sách các loại gỗ ở Việt Nam. Chính vì là loại gỗ quý nên những sản phẩm được làm từ gỗ gõ đỏ bông lau có giá trị rất cao. Bạn cần phải chi trả những khoản tiền rất lớn mới có thể sở hữu được loại gỗ hiếm này.
2. Đặc điểm của gỗ gõ bông lau – Gỗ gõ bông lau là cây gỗ lớn, thân cây to thường có đường kính từ 70 – 90 cm. Do đó rất thích hợp để làm bàn ghế, sập, hay sàn nhà,… – Gỗ gõ bông lau ra hoa bắt đầu từ tháng 3 – 4 và đậu quả từ tháng 7. Hình dáng quả gần giống với hình tròn hoặc bầu dục. Loại hạt của gỗ có khả năng sinh trưởng tốt. – Có thể phân biệt năm tuổi của gỗ gõ đỏ bông lau bằng các dác lõi gỗ. – Tỷ lệ gỗ của gỗ gõ bông lau lớn nên thường khá cứng, nặng. – Màu sắc rất đẹp với những đường vân và tạo hình đặc sắc. Gỗ này khi mới xẻ ra có những đường vân màu vàng nhạt. Qua thời gian sử dụng, gỗ dần chuyển thành màu nâu thâm và để càng lâu sẽ thành màu nâu sậm. – Loại gỗ này có tính năng chống lại sâu bệnh và mối mọt tốt, vì vậy khi sử dụng sản phẩm người sử dụng rất an tâm về chất lượng. – Tuổi thọ của gỗ gõ đỏ bông lau thường cao hơn so với các gỗ gõ đỏ khác. Chính vì vậy gỗ gõ đỏ bông lau có các đường vân sắc nét hơn và có màu đỏ thẫm hơn, càng làm tăng thêm giá trị của nó.
3. Ứng dụng của gỗ gõ bông lau Với những đặc điểm trên, gỗ gõ bông lau được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất thiết bị nội thất gia đình như: bàn ghế, tủ, giường,… Nhựa của gỗ còn có tác dụng để thắp sáng. Ngoài ra, vì là loại gỗ hiếm, chất lượng cao nên thường được sử dụng ở những nơi sang trọng, đẳng cấp, đặc biệt là sử dụng làm sàn gỗ lót nhà. Nó có thể nâng tầm địa vị gia chủ đối với khách ghé thăm.
1. Hướng dẫn cách lát sàn gỗ theo quy trình chính xác nhất
1.1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công
Đầu tiên, việc chúng ta cần tiến hành trước khi lát sàn gỗ đó chính là vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công. Bạn cần thu dọn hết các chướng ngại vật, xử lý các vết lồi lõm (nếu có). Sau đó, quét dọn thật sạch bụi bẩn trên nền nhà. Bạn cũng có thể lau bề mặt thi công bằng nước nhưng phải đảm bảo mặt sàn khô trước khi thực hiện lắp đặt. Thêm vào đó, bề mặt sàn gỗ phải thật bằng phẳng, chắc chắn và không có tiếng kêu ọp ẹp khi bạn di chuyển ở trên.
1.2. Trải lớp lót sàn lên bề mặt
Hướng dẫn cách lát sàn gỗ với bước tiếp theo của quy trình lát là trải lớp lót sàn. Thực hiện bước trải lớp lót nhằm đảm bảo tính chống ẩm, chống mốc và làm đệm nâng đỡ cho sàn nhà. Đồng thời, sàn gỗ cũng hạn chế tiếng ồn gây ra từ việc va chạm giữa ván lát sàn với bề mặt nền. Lớp lót thường dùng xốp tráng bạc, xốp nilong hoặc cao su non. Trung bình là khoảng 2mm tùy thuộc vào yêu cầu thi công mà chúng ta sẽ chọn độ dày xốp cho phù hợp.
Khi trải lớp lót, cần chú ý trải thật phẳng và cách chân tường khoảng 8mm (nếu lát sàn gỗ dày 8mm), hoặc 12mm (nếu lát sàn gỗ dày 12mm). Tiếp theo, kết nối cố định 2 lớp lót với nhau bằng băng keo dính.
1.3. Thực hiện lắp đặt sàn gỗ
Sau khi thực hiện trải lớp lót nền, bước tiếp theo của hướng dẫn cách lát sàn gỗ là lắp đặt sàn gỗ. Ở bước này, bạn cần tuân thủ các việc sau:
Lắp sàn gỗ theo thứ tự từ trong ra ngoài và bắt đầu từ góc trái phòng, lưu ý lắp thẳng hàng.
Khi lắp phải để vân gỗ song song với hướng ánh sáng chiếu trong phòng nhằm tăng hiệu ứng.
Đặt chiều dài thành gỗ dọc theo chiều dài mặt sàn.
Không dùng búa sắt gõ trực tiếp vào ván sàn. Thay vào đó, dùng búa cao su gõ nhẹ để tấm ván được khít chặt với sàn.
Ván sàn cần được chuyển đến nơi thi công trước 24h để thích nghi với môi trường.
Lắp sàn nên so le các mép nối hoặc lắp theo kiểu hình xương cá.
Khoảng cách tối thiểu giữa mép sàn và chân tường là 8mm để không gian đảm bảo cho sự giãn nở của vật liệu.
1.4. Lắp đặt phụ kiện cho sàn gỗ
Các phụ kiện như phào nhựa chân tường, phào gỗ công nghiệp, nẹp nhựa, nẹp inox, nẹp nhôm, nẹp hợp kim… bạn có thể dùng nó để tăng tính thẩm mỹ cho sàn nhà của bạn. Nẹp kết thúc được lắp đặt ở vị trí mối nối kết thúc mép cửa. Với phần chuyển tiếp vật liệu hoặc màu thì dùng nẹp chữ T để che các khe hở.
1.5. Vệ sinh tổng thể bề mặt sàn để hoàn thiện quy trình
Bước cuối cùng bạn cần làm đó là kiểm tra lại hiệu quả thi công và vệ sinh tổng thể bề mặt sàn. Bạn có thể dùng máy hút bụi hoặc khăn bông mềm, hơi ẩm một chút để làm sạch sàn.
2. Gợi ý hướng dẫn một số cách lát sàn gỗ nhanh, đẹp và hiệu quả
Thay vì lát sàn gỗ với cách truyền thống đơn giản thì các bạn cũng nên tham khảo một số cách lát sàn gỗ nhanh, đẹp và hiệu quả hơn. Nhằm tạo cho không gian sống của bạn trở nên sinh động và động đáo hơn thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lát sàn gỗ với những kiểu dáng lát khác nhau.
2.1. Lát kiểu thường, kiểu xếp đuôi
Đây là cách lát được nhiều gia đình ưa chuộng và lựa chọn nhất hiện nay. Kiểu dáng này mang một số ưu điểm như: kỹ thuật dễ dàng, chi phí thấp, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu ứng thẩm mỹ cần thiết cho ngôi nhà.
Cách lát sàn gỗ kiểu thường là các ván gỗ sẽ sắp theo hướng song song và ghép liên tục thành từng hàng. Lát xong bạn sẽ nhìn thấy thanh này nối với thanh kia xếp so le nhau.
2.2. Lát kiểu giỏ dệt hoặc kiểu xếp hình vuông
Lát sàn kiểu xếp vuông thường được ứng dụng cho khu vực ngoài trời như ban công; vườn hoa, sân vườn. Kiểu lát này có ưu điểm là thi công nhanh, dễ dàng, có sẵn khớp nối vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên, cách lát khá đơn giản nên không phù hợp lát sàn nội thất trong nhà.
Hướng dẫn cách lát sàn gỗ kiểu giỏ dệt, bạn chỉ cần lấy các tấm hình vuông ghép với nhau. Mỗi tấm lại gồm 4 tấm nhỏ, đặt song song theo tỉ lệ 4:1. Kích thước tấm sàn là 280mm x 70mm.
2.3. Lát sàn gỗ kiểu xương cá
Lát sàn kiểu xương cá là phong cách cổ điển mà nhiều gia đình yêu thích lựa chọn. Bạn sẽ bắt gặp cách lát này phổ biến ở các ngôi nhà thiết kế theo phong cách Châu Âu cầu kỳ và cổ kính.
Hướng dẫn cách lát sàn gỗ kiểu xương cá yêu cầu các thanh gỗ được ghép đối xứng nhau. Với cách lát này, không gian nhà sẽ trở nên ấn tượng và thu hút. Cụ thể ưu điểm và nhược như sau:
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ vô cùng cao, tạo sự sang trọng. Sàn ghép đảm bảo độ bền chắc, chịu lực tốt, tránh hiện tượng biến dạng.
Nhược điểm: Thi công phức tạp hơn các cách khác, tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu hỏng hóc, cần sửa chữa thì sẽ khá khó khăn vì hèm khóa đặc thù, nguyên liệu thay thế khó tìm, phải đặt hàng mới có.
2.4. Lát sàn gỗ kiểu chữ V
Một hướng dẫn cách lát sàn gỗ khác là lát theo kiểu chữ V. Đây cũng là cách lát sàn gỗ theo phong cách cổ điển, mang hơi hướng phong cách chuẩn Châu Âu và Mỹ Latinh. Lát sàn gỗ kiểu chữ V sẽ tạo cho ngôi nhà của bạn sự cổ kín, sang trọng và quý phái. Tuy nhiên, kiểu dáng này khá cầu kỳ nên đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp. Do đó chúng tôi không khuyến khích các bạn lựa chọn kiểu dáng này.
3. Một số lưu ý khi thực hiện lắp đặt và lát sàn gỗ cần biết
3.1. Lưu ý cần biết trước khi thực hiện việc lắp đặt
Để cho việc tiến hành thi công lắp đặt trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn thì các bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
Các dụng cụ cần thiết: Chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành thi công.
Thời gian thi công: Nên chọn mua và vận chuyển sàn đến địa điểm cần lắp đặt trước ít nhất 24h vì sàn gỗ cần được thích nghi với môi trường trước khi lắp đặt.
Nhiệt độ: môi trường lắp đặt tối thiểu là 19° C,nhiệt độ bề mặt tối thiểu là 16° C, độ ẩm từ 50% đến 75% là tối ưu nhất.
Nguồn điện: ~ 210V – 220V với đủ ổ cắm điện để dùng cho máy cắt, máy khoan.
Khoảng cách: Ước chừng khoảng cách tối thiểu cho mép dưới cánh cửa nhà cách mặt nền là 15mm đối với sàn dày 8mm và 19mm đối với sàn dày 12mm.
3.2. Lưu ý cần biết sau khi hoàn thiện lát sàn gỗ
Hướng dẫn cách lát sàn gỗ cho bạn với các lưu ý cần biết sau khi hoàn thiện việc lát sàn gỗ như:
Sàn gỗ có tiếng kêu khi di chuyển: lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sàn gỗ, khi sử dụng một thời gian tiếng kêu sẽ ít dần.
Sàn gỗ bị phồng: Bạn nên tháo và cắt bớt một phần sàn gỗ ở gần tường để lấy diện tích cho sàn giãn nở.
Gỗ bị hở hèm khóa: Khi gặp phải tình trạng này, bạn phải tháo sàn ra rồi ghép lại. Nếu việc ghép lại vẫn không giải quyết được vấn đề thì bắt buộc bạn phải thay tấm ván mới.
Bạn muốn mua cửa gỗ tự nhiên để làm món nội thất trong căn nhà của mình nhưng lại sợ độ bền, đẹp không được lâu dài. Thấu hiểu điều đó, ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách để tăng tuổi thọ của những loại cửa gỗ tự nhiên này. 1. Cửa gỗ tự nhiên là gì? Cửa tự nhiên là cửa gỗ được làm từ các loại gỗ được khai thác từ rừng trồng hoặc rừng nguyên sinh. Một số loại cửa tự nhiên thông dụng: Cửa gỗ sồi, cửa gỗ lim Nam Phi, cửa gỗ gõ đỏ, cửa gỗ óc chó và cửa gỗ căm xe.
2. Đặc điểm của cửa gỗ tự nhiên a) Ưu điểm: Tính đa dạng và thẩm mĩ cao: Các mẫu cửa tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng cho không gian sử dụng. Hiện nay, màu sắc cũng như mẫu mã của các loại cửa gỗ tự nhiên rất đa dạng.Thiết kế cửa từ đơn giản đến phức tạp đều có thể đáp ứng được. Độ bền chắc: Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có độ cứng cao, bền chắc, chịu được các dạng va đập mạnh, khả năng chịu nhiệt tốt. Dễ dàng lắp đặt và bảo quản khi sử dụng.
b) Nhược điểm: Dễ cong vênh, xệ bản lề khi thời tiết thay đổi. Chi phí lắp đặt, gia công, chế tác các mẫu cửa gỗ tự nhiên cao vì nó yêu cầu tính chính xác, tỉ mỉ, không sản xuất được hàng loạt như những mẫu cửa công nghiệp khác.
3. Các biện pháp giúp kéo dài tuổi thọ của cửa gỗ tự nhiên a) Hạn chế cho cửa tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng: Tuy trong quá trình gia công, chế tác, cửa đã được xử lý để nâng cao khả năng chịu nước, nhưng xét về tổng thể, cửa gỗ tự nhiên rất dễ bị cong vênh, mối mọt khi tiếp xúc nhiều với nước.
Đặc biệt, nếu cửa chịu tác động trực tiếp nhiều từ mưa, nắng, cửa sẽ nhanh bị bạc màu, ẩm mốc, khó đóng mở, không đảm bảo tính thẩm mĩ. b) Không sử dụng các vật sắc nhọn tác động mạnh vào cửa Cửa tự nhiên được đánh giá là loại cửa chịu lực tốt. Nhưng khi chịu tác động lực từ những vật nhọn, cửa hay bị trầy, xước, bong tróc lớp sơn, mất tính thẩm mĩ cũng như rút ngắn đáng kể thời gian sử dụng cửa.
c) Tuyệt đối không dùng các loại hóa chất tẩy rửa khi vệ sinh cửa Khi dùng các loại hóa chất để tẩy rửa vết bẩn trên cửa, các lớp sơn bảo vệ cũng có thể trôi theo vết bẩn, tạo ra các vệt, khoảng bạc màu trên cửa.
Vì thế, nếu phải vệ sinh cửa, hãy dùng chổi lông vũ phủi bụi nhẹ nhàng hoặc có thể dùng khăn ẩm để lau một số vết bẩn cứng đầu. d) Tiến hành bảo trì cửa, bảo dưỡng lớp sơn bên ngoài
Để giữ gỗ ở trạng thái tốt nhất, bạn nên tiến hành bảo trì nó 1 lần/năm. Điều này là bắt buộc không chỉ riêng với cửa tự nhiên mà cả các loại cửa gỗ khác. Nhưng đối với cửa tự nhiên thì bạn nên đặc biệt quan tâm nhiều hơn vì chất lượng cũng như giá thành của nó đều cao.
Ngoài ra, bạn nên bảo dưỡng cả lớp sơn cửa vì lớp sơn cũng dần phai màu qua quá trình sử dụng. Mặt khác, đổi màu sơn mới cho cửa cũng là một cách mang sắc màu mới đến ngôi nhà của bạn. Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn một loại sơn chất lượng để bảo vệ cửa khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài.
Trên đây là một số lưu ý trong sử dụng khi muốn gia tăng tuổi thọ của cửa gỗ. Dù cho trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại cửa thay thế, nhưng cửa tự nhiên vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ khi muốn lắp đặt cửa cho căn nhà của mình. (Nguồn: sưu tầm)