Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số, diện tích đất sinh hoạt của mỗi gia đình ngày càng thu hẹp lại, nhất là ở các khu đô thị lớn. Các căn hộ có diện tích vừa và nhỏ trở thành sự lựa chọn của hầu hết các gia đình. Đồng nghĩa với điều này là không gian các căn phòng sinh hoạt đặc biệt là phòng ngủ có sự thu hẹp lại đáng kể. Sau chiếc giường ngủ thì tủ quần áo chính là món đồ không thể thiếu trong không gian phòng ngủ của mỗi gia đình. Tuy nhiên, với một phòng ngủ chật hẹp, nên chọn tủ quần áo như thế nào cho hợp lý? Mời các bạn các bạn tham khảo những kinh nghiệm về chọn tủ quần áo cho phòng ngủ chật được chúng tôi chia sẻ dưới đây.
1. Kích thước, kiểu dáng của tủ quần áo cho phòng ngủ chật
Kích thước và kiểu dáng chính là yếu tố đầu tiên khi bạn lựa chọn một món đồ nội thất. Nhất là khi chọn đồ nội thất cho phòng ngủ có diện tích nhỏ, vấn đề này lại càng cần được quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng.
Đối với các căn phòng ngủ chật, chắc chắn việc lựa chọn một chiếc tủ quần áo có kích thước lớn là điều bất hợp lý. Bởi chúng sẽ nuốt trọn toàn bộ khoảng trống của không gian, gây khó khăn cho việc di chuyển, sinh hoạt trong phòng. Điều bạn cần làm là chọn mẫu tủ quần áo có diện tích tương quan với căn phòng để tạo nên không gian đảm bảo cho việc đi lại, sinh hoạt thuận tiện nhất. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những món đồ nội thất phòng ngủ đa năng có tích hợp với tủ quần áo. Chúng vừa giúp bạn tiết kiệm không gian vừa giúp giảm chi phí mua sắm nhiều món đồ nội thất phòng ngủ cùng lúc.
Các mẫu tủ ngăn kéo hay tủ quần áo cánh trượt hiện đại sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho phòng ngủ có diện tích nhỏ. Sự hiện diện của một chiếc tủ ngăn kéo nhập khẩu mang phong cách tân cổ điển sẽ tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho căn phòng đồng thời, thiết kế nhiều ngăn cũng giúp bạn lưu trữ được nhiều đồ đạc, quần áo. Còn với tủ quần áo cánh trượt, lợi thế của chúng là không làm mất không gian trong phòng. Mỗi lần mở tủ, cánh tủ sẽ trượt ngang sang hai bên mà không làm vướng víu tới các đồ vật xung quanh. 2.Chất liệu tủ quần cho phòng ngủ chật
Gỗ tự nhiên luôn là chất liệu được ưu tiên trong ngành nội thất. Những ưu điểm về chất lượng của các sản phẩm nội thất làm từ gỗ tự nhiên như sự vững chắc, khả năng chống mối mọt, cong vênh, ẩm mốc cùng với sự an toàn cho sức khỏe là người sử dụng là điều ai cũng công nhận. Tuy nhiên, giá thành của những mẫu tủ quần áo gỗ tự nhiên thường khá cao, không phải ai cũng có khả năng mua được. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những mẫu tủ quần áo phòng ngủ nhập khẩu làm từ gỗ công nghiệp cao cấp có giá tiền thấp hơn so với tủ quần áo làm bằng gỗ tự nhiên mà chất lượng cũng rất đảm bảo.
3.Màu sắc tủ quần áo cho phòng ngủ chật
Đối với một căn phòng có diện tích hạn chế, bạn nên lựa chọn những mẫu tủ quần áo phòng ngủ có màu sắc nhã nhặn, trung tính như trắng, ghi,.. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn cho không gian. Màu sắc của tủ quần áo cần hài hòa với màu sắc của không gian để mang lại giá trị thẩm mỹ tốt nhất. Không nên chọn những mẫu tủ quần áo có màu sặc sỡ cho phòng ngủ bởi chúng sẽ tạo cho không gian nhỏ của bạn cảm giác ngột ngạt, ức chế.
Hi vọng qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm nhất định trong việc lựa chọn tủ quần áo cho phòng ngủ chật. Nếu có nhu cầu mua tủ quần áo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết các bạn nhé!
Trên thị trường có rất nhiều mẫu sofa phòng khách với đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và phong cách thiết kế khác nhau, vì vậy bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trong số đó bộ sofa phòng khách nhỏ hoàn hảo nhất. Dưới đây là 4 lưu ý của chúng tôi để bạn tham khảo.
– Chọn mẫu sofa có kích thước vừa phải: Đối với căn phòng có diện tích nhỏ thì nên chọn sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, không quá công kềnh. Ngay cả khi căn phòng khách nhà bạn có thể chứa vừa bộ sofa to đi chăng nữa thì nó cũng sẽ tạo nên cảm giác bí bách, chật chội và gây mất thẩm mỹ. Bởi vậy những mẫu ghế nhỏ, kiểu dáng nhẹ nhàng, thanh lịch sẽ khiến cho không gian phòng khách nhà bạn trở nên hài hòa, thoáng đãng hơn rất nhiều.
– Kiểu dáng thiết kế ghế sofa cho phòng khách nhỏ đơn giản: Với căn phòng có diện tích hạn chế thì lựa chọn mẫu sofa có kiểu dáng gọn và thanh lịch , bỏ hết đi những chi tiết rườm rà sẽ mang lại một không gian vừa hiện đại, sang trọng và vô cùng lịch sự.
– Lựa chọn màu sắc cho ghế sofa: Gam màu trầm, tối hoặc gam màu nóng sẽ tạo cho không gian nhà bạn sự bí bách, chật chội. Với không gian chật hẹp thì việc lựa chọn màu sắc cần đáp ứng mang lại một không gian thoáng, nhẹ nhàng với màu sắc tươi sáng như màu trắng hoặc màu kem sẽ giúp ăn gian diện tích căn phòng cực hiệu quả. .
– Chọn chất liệu cho bộ ghế: có thể chọn chất liệu bọc ghế làm từ vải, nỉ để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện ấm áp mà vẫn sang trọng và tinh tế. Với không gian sang trọng thì nên chọn bộ sofa làm bằng da.
Những sản phẩm ghế sofa phòng khách cao cấp đang được bày bán tại Siêu thị Nội Thất Nhập Khẩu đều được làm từ loại chất liệu cao cấp nhập khẩu từ những nước hàng đầu trên thế giới về nội thất như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, và được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất, đã được kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất sứ và chất lượng. Bảo hành sản phẩm dài hạn.(Nguồn:Sưu tầm)
Lựa chọn một loại gỗ sao cho có chất lượng và lâu bền phù hợp với không gian căn phòng là điều băn khoăn của rất nhiều các gia đình. Cửa hàng đồ gỗ nội thất chúng tôi xin giới thiệu với khách hàng về đặc điểm, nguồn gốc và xuất xứ của gỗ gõ đỏ để giải thích những thắc mắc cũng như đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho khách hàng.
Gỗ gõ đỏ là một trong những loại gỗ quý hiếm và được các nghệ nhân ưa chuộng để làm nên những đồ gỗ nội thất cao cấp hiện nay và chúng được biết đến ở rất nhiều các nước ở khu vực Đông Nam Á không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở châu Phi. Đây là loại gỗ quý thuộc nhóm I của Việt Nam và được rất nhiều người săn đón và tìm kiếm bởi chất lượng tốt của nó.
Gỗ gõ đỏ có những đặc điểm có thể nhận biết được từ những bông vân gỗ có những đoạn xoắn rất đẹp, chúng nổi rất rõ trên các bề mặt gỗ chỗ và có kích thước khá lớn so với các đường vân của những loại gỗ khác. Loại gỗ này có độ cứng cao và chịu lực rất tốt bạn có thể dùng tay mình sờ vào để thấy sự khác biệt. Gỗ gõ đỏ được biết đến với ứng dụng để làm nên đa dạng các loại đồ gỗ nội thất cao cấp bởi những chất lượng tốt của nó như: ít bị biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh, có thể chịu nắng mưa đảm bảo không bị cong vênh hay mối mọt. Đây là một loại gỗ được rất nhiều nghệ nhân lựa chọn vì chúng dễ gia công, dễ chạm trổ tạo nên những hình dáng đường nét hoa văn đặc sắc.
Chính vì những ưu điểm vượt trội của gỗ đỏ mà đây được coi là một dòng gỗ quý hiếm để tạo nên những đồ gỗ nội thất sang trọng tốt nhất. Bạn có tìm thấy những bộ bàn ghế gỗ gõ đỏ thường được trang trí chạm khắc bằng những đường nét vô cùng tinh xảo, uyển chuyển và có thần thái. Những chiếc sập gỗ được làm từ gỗ đỏ đỏ vỏ thường thể hiện sự lâu bền, cao sang và quyền lực. Thêm vào đó, những sản phẩm kệ tivi làm từ gỗ gõ đỏ độc đáo và mang lại điểm nhấn ấn tượng cho phòng khách hay phòng ăn.
Gỗ_một chất liệu chưa bao giờ lỗi thời, khi trang trí nhà, hình ảnh của những món nội thất từ gỗ sẽ hiện trong đầu, bởi nó mang đến một vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên. Ngoài nội thất gỗ, bạn cũng có thể trang trí nhà với những điêu khắc từ gỗ, các họa tiết được khắc một cách tỉ mỉ, uốn lượn đầy cuốn hút, hay chỉ đơn giản là một mảnh gỗ thô chưa qua xử lý cũng đã tạo nên một vẻ đẹp riêng cho không gian sống nhà bạn. Một thân gỗ qua bàn tay của con người trở nên tinh tế hơn, nhờ đó mà chiếc đèn chùm vốn bình thường nay lại độc đáo hơn với chân đèn bằng thân gỗ điêu khắc tuyệt đẹp.
Chúng tôi đánh giá cao cách trang trí ấn tượng này, từ những thanh gậy dài thô sơ, tác giả đã chuyển đổi thành một tác phẩm nghệ thuật. Những thanh gỗ được xếp song song nhau, che lấp bức tường trống, tạo sự gần gũi, đơn giản, nhẹ nhàng. Chiếc bàn này có chút gì đó nổi loạn, làm cho trung tâm căn phòng trở nên sống động hơn. Phối hợp những chiếc ghếcó cùng kiểu dáng là rất quan trọng, màu sắc của gỗ thu hút hơn khi lưng và chân ghế được sơn một màu sáng bổ sung vào tổng thể căn bộ bàn ghế ăn. Một loạt các mảnh gỗ vụn nhỏ với vô số kích thước được lắp ráp một cách tinh vi nghệ thuật thành chiếc đèn bàn mới lạ. Đây là ý tưởng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá mất công và đòi hỏi sự khéo léo của bạn. Bạn đã thấy qua thiết kế cầu thang như thế này chưa? Những chiếc gậy được thêm vào như một yếu tố điêu khắc cho cầu thang hiện đại này.
Thêm một thiết kế thật phong cách cho phòng tắm này, chiếc gương mang màu sắc cổ điển nhẹ nhàng, phóng khoáng, tạo ra nét độc đáo riêng cho không gian phòng tắm nhà bạn.
Ở đây, chiếc bàn cà phê được bao quanh bởi các mảnh lớn từ gỗ, nghệ thuật trang trí là đây, các cây gỗ uốn lượn một cách tự nhiên được sắp xếp một góc phòng khách làm điểm nhấn cho tổng thể căn phòng. Nội thất màu sáng được gia chủ ưu tiên sử dụng đem đến sự trẻ trung tươi mới, đậm màu sắc của mùa xuân.
1. Có nên ốp cầu thang bằng gỗ công nghiệp? Đây là câu hỏi mà không ít người đã từng thắc mắc. Giữa chất liệu sàn gỗ cầu thang công nghiệp và sàn gỗ cầu thang tự nhiên luôn là những sự chọn lựa khó đưa ra quyết định. Theo nhận định của các chuyên gia thiết kế thì với chất liệu sàn gỗ tự nhiên sẽ được dùng nhiều hơn trong thiết kế sang trọng, cổ điển. Với các công trình muốn tối ưu chi phí, mang phong cách hiện đại và đáp ứng các tiện nghi sử dụng thì sàn gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ là lựa chọn hợp lý. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn lựa loại sàn gỗ phù hợp. Bên cạnh đó, chất lượng của sàn gỗ công nghiệp cũng không hề kém cạnh so với bất kỳ loại sàn gỗ tự nhiên nào. Trong khi đó, mức chi phí đầu tư lại không quá cao, có thể phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sử dụng sàn gỗ công nghiệp cầu thang vẫn đảm bảo được thẩm mỹ, chất lượng và mức độ an toàn trong sử dụng.
2. Ưu và nhược điểm của sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Để biết rõ hơn nên lựa chọn sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp hay không hãy cùng xem xét các ưu và nhược điểm của nó.
2.1. Ưu điểm khi lát gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Sàn gỗ cầu thang cũng là loại sàn gỗ chịu nước được ứng dụng ở nhiều công trình sử dụng khác nhau. Qua các đánh giá sau quá trình sử dụng, có thể thấy ưu điểm của sàn gỗ cầu thang là:
– Có nhiều mẫu mã để lựa chọn: So với các chất liệu ván sàn khác thì sàn gỗ tự nhiên có nhiều chủng loại và mẫu mã hơn. Do đó, trong thiết kế sẽ có thể sử dụng nhiều mẫu cầu thang với phù hợp hơn với phong cách thiết kế căn hộ của mình. – Chi phí đầu tư sàn gỗ cầu thang rẻ: Thông thường các loại sàn gỗ công nghiệp sẽ có mức chi phí rẻ hơn so với các chất liệu khác – Độ bền và chất lượng ổn định: Với việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các sàn gỗ công nghiệp có kết cấu thống nhất và hài hòa giữa các lớp. Điều này tạo nên chất lượng và độ bền chắc của sản phẩm sàn gỗ cầu thang công nghiệp. – Có nhiều tính năng vượt trội: So với các chất liệu như đá, kính hay gạch thì sàn gỗ cầu thang sẽ đảm bảo an toàn hơn. Khả năng chống trơn trượt, chống cong vênh và mối mọt của sàn gỗ cũng giúp cầu thang luôn bền đẹp. – Kỹ thuật thi công, lắp đặt sàn gỗ dễ dàng: Với các thiết kế hèm khóa được gia công cẩn thận, các sản phẩm gỗ cầu thang sẽ dễ dàng lắp đặt và thi công. Bên cạnh đó thời gian thi công cũng được tối ưu hơn so với các loại vật liệu khác.
2.2. Nhược điểm ốp cầu thang gỗ công nghiệp Bên cạnh những ưu điểm tốt thì ốp cầu thang gỗ công nghiệp cũng có những mặt ưu điểm như:
– Xét về tuổi thọ: Các loại sàn gỗ sẽ không có sử dụng lâu dài bằng các chất liệu như đá, kính hay gạch – Xét về thẩm mỹ: Các sàn gỗ cầu thang công nghiệp sẽ không có vân gỗ đẹp tuyệt đối, độc đáo như với sàn gỗ tự nhiên – Xét về mức độ bảo quản: Trong giai đoạn thi công và sử dụng, các sàn gỗ công nghiệp cần chú ý vấn đề chống nước. Mặc dù sàn gỗ có khả năng chống ẩm nhưng người dùng cũng nên hạn chế tối đa. Đặc biệt là nên tránh tạo các vũng nước ứ đọng lâu ngày. Sàn gỗ có khả năng hút nước nên trong quá trình thi công cũng cần phủ sơn chống thấm nhiều lần.
3. Các dạng sàn gỗ cầu thang phổ biến hiện nay Dựa vào phương án thi công và thời gian thực thi mà người dùng có thể chọn lựa dáng cầu thang phù hợp.
3.1. Cầu thang lát gỗ liền mũi Cầu thang lát gỗ liền mũi là loại cầu thang có phương án thi công đơn giản và thời gian khá nhanh. Loại sàn gỗ cầu thang này được thiết kế theo quy chuẩn kích thước cầu thang. Nên Trong quá trình thi công chỉ cần lắp những thanh gỗ có sẵn. Tuy nhiên, sự tiện lợi này cũng đi kèm với chi phí giá thành không hề thấp.
3.2. Sàn gỗ mũi nẹp bậc Sàn gỗ cầu thang mũi nẹp bậc thường khá mất thời gian thi công và lắp đặt. Các tấm sàn gỗ khi được mua về sẽ phải đo và cắt đúng kích thước theo đúng bản vẽ. Sau đó sẽ được lắp đặt. Ngoài ra cần phải sử dụng các phào nẹp chân tường, phào nẹp mũi bậc để che khít các khoảng hở. Với dạng sàn gỗ cầu thang này thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hơn.
4. Phân loại sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Với các kết cấu sản xuất, cầu thang lát gỗ được phân thành 3 loại khác nhau.
4.1. Gỗ công nghiệp ốp cầu thang MDF Sàn gỗ cầu thang MDF được sản xuất từ chất liệu gỗ tự nhiên trộn đều cùng loại keo chuyên dụng rồi ép thành tấm. Do đó, với chất liệu này sàn gỗ có độ bền tốt, ít bị nứt gãy hay cong vênh. Khả năng chống mối mọt cũng rất tốt.
Tuy nhiên khả năng chống chịu nước lại rất kém. Mặc dù đi êm chân nhưng độ dẻo dai lại không cao. Với chất liệu này, thông thường sẽ được sử dụng trong gia công đồ nội thất là chính.
4.2. Ốp cầu thang gỗ công nghiệp HDF Gỗ công nghiệp HDF là một chất liệu ốp lát có cấu tạo tương tự với chất liệu MDF. Tuy nhiên, sản phẩm này có nhiều cải tiến và tính năng nổi trội hơn. Các sản phẩm gỗ công nghiệp HDF có nhiều mẫu mã và đa dạng màu sắc. Điều này tạo lợi thế trong thiết kế và trang trí cầu thang. Ngoài ra, độ bền cao, tính trơn nhẵn của bề mặt giúp khắc phục tối đa nhược điểm so với sàn gỗ MDF. Khi MDF có mức chống chịu nước kém thì HDF lại có chỉ số chống nước rất cao. Tuổi thọ của loại sản phẩm này cũng lên đến 15 năm. Khách hàng hoàn toàn có thể tự tin sử dụng nó trong thiết kế cầu thang nhà mình.
4.3. Gỗ lót cầu thang MFC Chất liệu MFC – đây là một loại sàn gỗ công nghiệp làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày. Đặc điểm nổi bật của loại sản phẩm này chính là khả năng chống chịu nhiệt và khả năng đàn hồi cao. Tuy nhiên, mức độ chịu nước lại ở con số khá thấp. Các sản phẩm khi sử dụng loại chất liệu nào rất dễ bị phồng rộp khi gặp nước. Do đó, thông thường các loại chất liệu này chỉ dùng làm bàn tủ ghế. Chất liệu này không thích hợp làm cầu thang.
5. TOP 6 màu mặt sàn gỗ cầu thang được ưa chuộng nhất hiện nay Hiện nay trên thị trường sàn gỗ cầu thang có đa dạng các màu mạt gỗ đẹp được ưa chuộng. Dưới đây sẽ là màu mạt sàn gỗ đẹp cho cầu thang mà bạn có thể tham khảo
– Mặt sàn gỗ sáng màu Với các xu hướng thiết kế nội thất hiện đại hiện nay thì các mặt sàn gỗ sáng màu sẽ luôn đem đến cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế. Đặc biệt với những người trẻ năng động thì những thiết kế với màu sắc tươi sáng cũng sẽ gia tăng sự tươi trẻ và năng lượng tốt cho căn nhà.
– Mặt sàn gỗ tối màu Mặt sàn gỗ tối màu cũng mang những nét cuốn hút riêng biệt. Sử dụng các thiết kế ốp sàn gỗ cầu thang tối màu không chỉ đem lại vẻ đẹp sang trọng mà còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng. Với những biệt thự hay chung cư cấp thì các sản phẩm tối màu sẽ càng được yêu chuộng và sử dụng phổ biến.
– Mặt sàn trung tính Mạt sàn trung tính cho thiết kế cầu thang cũng là một ý tưởng thú vị và khá độc đáo. Một căn nhà với cầu thang màu trung tính sẽ khiến không gian mang đậm nét hiện đại và tiện nghi. Đây cũng là một lựa chọn tốt cho những căn nhà mang phong cách tối giản. Màu sắc này sẽ càng hòa hợp với một không gian tối giản nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp hết sức tinh tế.
6. Các lưu ý khi sử dụng sàn gỗ bằng gỗ công nghiệp Khi sử dụng sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp người dùng cần đảm bảo lau chùi và vệ sinh thường xuyên. Điều này sẽ giúp sàn gỗ luôn có được độ bóng đẹp, đảm bảo và duy trì thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình lau chùi bạn cũng nên chú ý các điểm sau đây.
– Trước khi lau chùi nên thực hiện việc hút bụi trước – Không dùng các vật cứng để cạo vết bẩn trên sàn – Nên dùng chổi mềm, lông mềm và nước ấm để lau sàn. Hoặc có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh – Muốn sàn thêm phần sáng bóng, nên để sàn khô tự nhiên. Sau đó sử dụng khăn mềm để lau khô lần nữa sẽ giúp sàn được khô tuyệt đối. Ngoài cách sử dụng với những lưu ý trên thì khi thiết kế sàn gỗ cầu thang bạn cũng nên chọn vị trí cầu thang phù hợp. Hay tìm hiểu về các thông số cầu thang chuẩn để thiết kế và sử dụng loại lát gỗ cầu thang thích hợp nhất.
Formaldehyde trong gỗ công nghiệp: Tác hại & giải pháp
Đã bao giờ bạn thắc mắc trong gỗ có những thành phần gì và tác dụng của chúng là gì? Formaldehyde trong gỗ là gì? Liệu những thành phần này có gây ảnh hưởng đến đồ nội thất của chúng ta trong quá trình sử dụng? Tìm hiểu về tác hại và những giải pháp khắc phục hiệu quả qua bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Formaldehyde trong gỗ là gì? Formaldehyde trong gỗ hay còn gọi là formol là hợp chất không màu nhưng có mùi hương cay xốc, khó chịu khi ngửi. Theo khái niệm chuyên ngành, formaldehyde là hợp chất hữu cơ, có công thức hóa học là H2CO, tồn tại ở thể khí hoặc lỏng. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, chất Formaldehyde dễ bay hơi và hòa vào không khí. Fomandehit dễ tan trong nước, để thu được hợp chất Formalinvới, ta pha Formaldehyde với nồng độ từ 35 – 40% và ở điều kiện bình thường nó lại chuyển từ thể lỏng sảng thể khí. Trong quá trình sản xuất gỗ công nghiệp phải sử dụng các loại keo như UF, PF (có chứa formaldehyde) vì các loại keo dễ tan trong nước. Nó cũng là trung gian kết dính với cellulose của gỗ tạo nên sản phẩm gỗ công nghiệp có độ bền cao, giữ hình thái, và màu sắc được tinh tế hơn.
2. Tác hại của formaldehyde như thế nào? Đã có nhiều nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của Formaldehyde trong gỗ đối với sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa thêm danh sách chất gây ung thư cái tên Formaldehyde. Dưới đây là mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với Formaldehyde theo tường cấp bậc:
Cấp 1: Khi hít phải Formaldehyde thể khí thông qua đường hô hấp. Đầu tiên cơ thể sẽ có biểu hiện khó thở, nhức đầu, nóng lồng ngực. Đặc biệt nếu tiếp xúc trực tiếp với Formaldehyde cô đặc dạng lỏng có thể làm bỏng vùng tiếp xúc. Cấp 2: Nếu để Forrmaldehyde xâm nhập vào cơ quan nội tạng cơ thể sẽ làm suy yếu bạch cầu. Làm quá trình tái tạo Protein diễn ra không bình thường. Hệ hô hấp và cơ quan nội tiết sẽ bị tàn phá từ từ. Cấp 3: Hợp chất Forrmaldehyde với hàm lượng lớn, tồn tại trong cơ thể một thời gian dài sẽ tạo ra các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư sẽ tăng sinh không kiểm soát, từ đó hình thành khối u ác tính.
3. Các giải pháp nhận biết và làm giảm hàm lượng formaldehyde trong gỗ 3.1. Cách nhận biết sản phẩm gỗ chứa formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn Nếu không có các thiết bị kỹ thuật tiên tiến đặc dụng, chúng ta sẽ không nhận biết được hàm lượng formaldehyde ở trong gỗ là bao nhiêu. Tuy nhiên, mẹo nhỏ là khi mua đồ gỗ thì nếu mở tủ ra có mùi hương cay hắc xộc vào mũi, mùi hương nồng rất khó chịu gây hơi đau đầu thì tức là sản phẩm đó có formaldehyde ở mức độ rất cao, vượt ngưỡng cho phép. Nếu không ngửi thấy mùi nồng hắc ấy thì cũng không có nghĩa là sản phẩm không có formaldehyde. Bởi đồ gỗ lưu kho quá lâu hoặc đã để qua một thời gian thì mùi nồng này sẽ vơi đi. Lúc đó, khó mà nhận biết hàm lượng formaldehyde đang ở mức độ nào.
3.2. Cách làm giảm hàm lượng và khử mùi Với đồ nội thất gỗ mới mua về, để khử mùi Formaldehyde trong gỗ bạn có thể dùng bã chè khô lau qua. Trong lá ché chứa chất Cephatin có tác dụng trung hòa Fomandehit rất tốt, có thể khử đi phần nào hóa chất. Mùi hắc nồng của Fomandehit có thể được lấn át bởi hương chè dịu nhẹ, thơm thoang thoảng. Một phương pháp khác là dùng hỗn hợp chanh, muối khử mùi. Nếu không có sẵn chanh có thể thay thế bằng giấm đều được. Một lưu ý nhỏ, đối với các đồ gỗ nội thất có khả năng chống ẩm thấp, chúng ta phải cân nhắc kỹ trước khi thoa bất kỳ dung dịch nào lên bề mặt gỗ. 4. Các tiêu chuẩn chỉ số phát tán độc hại (E_Formaldehyde) nên biết Với những cách nhận biết thông thường trên chỉ giúp các bạn nắm bắt sơ qua về Formaldehyde ở trong gỗ. Theo nghiên cứu chính xác nhất, hàm lượng Formaldehyde trong gỗ được đo bằng tiêu chuẩn gỗ E2, E1, E0 thải ra môi trường. Nếu hàm lượng vượt qua những con số tiêu chuẩn thì đồi gỗ nhà bạn có chất lượng an toàn vô cùng thấp. Bảng kiểm định các con sống tiêu chuẩn dành cho các nhà kiểm định. Nếu muốn nghiên cứu sâu qua các các phương pháp hóa học, hãy tham khảo bảng số liệu đánh giá tiêu chuẩn chất lượng gỗ công nghiệp dưới đây nhé:
Trong đó:
ppm: Parts per million (phần triệu). Đây là đơn vị đo mật độ cực thấp: 1ppm = 0,0000001 E2: – European E2 emission standard (Most import products from Asia are E2 or worse): Tiêu chuẩn khí thải E2 Châu Âu. E1: – European E1 emission standard: Tiêu chuẩn khí thải E1 châu Âu E0: – European E0 emission standard: Tiêu chuẩn khí thải E0 châu Âu Carb – P1: California Air Resources Board Phase 1: Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 1 của Ủy ban Tài nguyên không khí California. Carb – P2: California Air Resources Board Phase 2: Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 1 của Ủy ban Tài nguyên không khí California. F**: Tiêu chuẩn khí thải F-Star2 của Nhật. F***: Tiêu chuẩn khí thải F-Star3 của Nhật. PW: Plywood: Gỗ ván ép các lớp gỗ mỏng. MDF: Gỗ MDF mật độ ván sợi trung bình.
5. Đơn vị cung cấp sàn gỗ đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe Ngày nay, có nhiều đơn vị sản xuất gỗ vì trục lợi cá nhân mà đã sử dụng vượt mức cho phép hàm lượng Formaldehyde trong gỗ quá cao để tiết kiệm chi phí sản xuất, gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Khách hàng cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp sàn gỗ, đồ nội thất gỗ uy tín, chất lượng để đảm bảo được sự an toàn và sức khỏe cho chính mình và người thân.
Nếu ví ngôi nhà như một cơ thể sống thì cửa sổ chính là đôi mắt, tạo nên nét duyên dáng cho ngôi nhà. Thiết kế cửa sổ đẹp với kiểu dáng và vị trí phù hợp có sức mạnh biến đổi toàn bộ diện mạo ngôi nhà, giúp những người sống trong đó được tiếp xúc với ánh sáng, không khí và cảnh quan ngoài trời.
Không chỉ cửa ra vào mới quan trọng mà những ô cửa sổ tưởng chừng như nhỏ bé lại có tác động to lớn đến diện mạo và bầu không khí của ngôi nhà. Cửa sổ giúp căn nhà trở nên thoáng đãng tự nhiên, là cửa ngõ kết nối con người với thiên nhiên. Để có những ô cửa xinh xắn, hợp lý trong nhà thì đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.
1.Vị trí và hướng mở cửa sổ Cửa sổ là mối liên kết không gian đặc biệt quan trọng giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà, chính vì thế, việc đặt vị trí và hướng của cửa sổ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa không khí lưu thông trong nhà và vẻ đẹp của căn nhà.
Sẽ thật sai lầm khi bạn lựa chọn vị trí mở cửa ở nơi thiếu ánh sáng, yếm khí và u ám bởi khi đó tiện ích của cửa sổ đã bị bỏ qua, đồng thời không gian sống cũng trở nên lãng phí. Nên mở cửa sổ ở nơi thoáng đãng để tầm nhìn không bị hạn chế và mang đến luồng không khí tươi mới cho căn phòng. Nhìn từ góc độ phong thủy, mở cửa sổ ở nơi thông thoáng còn mang đến vận khí tốt và những điều may mắn cho người sống trong nhà. Hướng tốt nhất để mở cửa sổ là hướng Đông Nam. Đây là hướng đông ấm, hè mát. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc mở cửa sổ ở hướng Nam, Bắc và Đông. Tránh mở cửa sổ ở hướng Tây vì đây là hướng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến ngôi nhà bức bối, đặc biệt là trong những ngày hè. Mặt khác cũng cần quan tâm tới hướng và vật cản phía trước cửa sổ như đá nhọn, cây khô, góc nhà hàng xóm.
2.Thiết kế cửa sổ với kích thước phù hợp Cửa sổ quá nhỏ khó đón được ánh sáng và luồng không khí trong lành, hạn chế tầm nhìn, hạn chế sự kết nối với bên ngoài, làm mất đi giá trị cửa sổ. Trong khi đó, cửa quá lớn sẽ choán hết phần diện tích và không gian trong phòng, làm nhiễu loạn trường khí trong nhà và gây ảnh hưởng đến kiến trúc phòng. Việc trang trí nhà và cửa sổ trong trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Cửa sổ nên có kích thước vừa phải, cân đối với diện tích căn phòng, diện tích nhà. Lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn kích thước theo nguyên tắc 3:1, tức là kích cỡ cửa sổ không vượt quá 30% kích cỡ cửa chính. Mặt khác, độ cao cửa sổ phải vượt quá độ cao trung bình của mọi người trong nhà, tạo cảm giác thoải mái khi đứng từ bên trong quan sát ra ngoài. Chiều cao cửa sổ thông thường nên cách sàn 80cm nhưng nếu ngôi nhà không cao lắm thì có thể trổ cửa sổ xuống sát sàn hoặc bằng chiều cao tối thiểu của thành giường (45cm) nhằm tận dụng được luồng khí tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hướng của ngôi nhà sẽ có mức ánh sáng và lưu lượng gió khác nhau. Nếu cửa ra vào nhà, phòng đã rộng, đón được nhiều ánh sáng tự nhiên thì nên thiết kế cửa sổ nhỏ lại. Còn nếu cửa ra vào nhỏ, hẹp thì nên thiết kế cửa sổ rộng rãi để đón được nhiều ánh sáng, từ đó cân bằng lượng ánh sáng và không khí trong nhà.
3. Số lượng cửa sổ hợp lý Trong không gian gia đình, số lượng cửa sổ nên vừa phải để đảm bảo sự lưu thông không khí giữa trong và ngoài nhà. Tránh làm quá nhiều cửa sổ sẽ làm mất cân bằng luồng khí, khiến cuộc sống gia đình căng thẳng, bị xáo trộn, mọi người trở nên bất an, khó tìm được cảm giác thư thái. Tuy nhiên, cũng không nên làm quá ít cửa sổ vì không khí bên trong sẽ bị đọng lại, không thu nạp được luồng khí mới, nhà trở nên tù túng. Về lâu, về dài, điều này sẽ gây nên tâm lý ức chế, ngột ngạt, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các thành viên trong nhà.
4. Lựa chọn cửa sổ sao cho hiệu quả? Có nhiều loại cửa sổ với ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng thiết kế nhà và yêu cầu của gia chủ. Có thể phân loại cửa sổ theo những tiêu chí sau:
Theo chức năng sử dụng – Cửa sổ lấy sáng: Đây là loại cửa sử dụng kính hoặc vật liệu cho ánh sáng xuyên qua. Loại cửa này phù hợp với các mảng tường hướng Bắc, Nam, Đông Bắc, là các hướng ít bị ảnh hưởng bởi ánh nắng hè gay gắt. Có thể kết hợp thêm rèm, mảnh để điều chỉnh lượng sáng và đảm bảo tính riêng tư. – Cửa sổ ngăn sáng: Loại cửa này làm bằng vật liệu đặc như gỗ, kim loại, nhựa, có hoặc không có lá chớp, phù hợp với mảng tường ở hướng Đông và Tây bởi tác dụng ngăn cản ánh sáng.
Phân theo cấu tạo – Cửa mở trượt: Cửa mở trượt hay được dùng bởi có giá thành rẻ và hệ phụ kiện đơn giản. Tuy vậy, kiểu cửa này có nhược điểm là cấu tạo hai cánh trượt song song với nhau hình thành khe hở ở giữa hai cánh. Dù các nhà sản xuất đã cố gắng khắc phục bằng cách dùng chổi quét chặn khe hở nhưng vẫn chưa thể đảm bảo độ kín, khít tuyệt đối. Mặt khác, cửa mở trượt chỉ mở được ½ diện tích cửa.
– Cửa sổ mở quay: Cửa sổ mở quay tương tự như cửa ra vào thông thường nhưng với kích thước khung cánh nhỏ hơn, có thể gồm một hoặc nhiều cánh. Tùy vào thiết kế và loại bản lề sử dụng mà cửa có các góc mở khác nhau. Loại cửa này thông gió tốt và cung cấp nhiều ánh sáng vào trong phòng, phù hợp bố trí ở hướng có tầm nhìn đẹp.
– Cửa sổ mở hất chữ A: Loại cửa này được sử dụng khi có không gian mở cửa đẩy ra bên ngoài, bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ bên dưới. Ưu điểm của cửa mở hất chữ A là có thể mở trong mọi điều kiện thời tiết, cho phép bạn tận hưởng làn gió mát lành và tránh mưa hắt vào phòng, phù hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ.
– Cửa sổ mở quay quanh trục giữa cánh: Loại cửa này lại có hai loại là quay quanh trục đứng hoặc quay quanh trục ngang. Trong đó, loại quay quanh trục đứng được sử dụng nhiều bởi khả năng thông gió tốt, phù hợp với những căn phòng mang phong cách hiện đại. – Cửa sổ cố định: Nhiều người còn gọi là vách cố định. Loại cửa này dùng để lấy sáng và cho tầm nhìn thoáng đãng nhưng không mở được, không cho lưu thông gió giữa bên trong và bên ngoài. Người ta thường sử dụng cửa sổ cố định cho các không gian lớn có tầm nhìn đẹp hoặc các phòng trên cao cần độ sáng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Có thể kết hợp cửa cố định với cửa mở để mở rộng tối đa diện tích cửa sổ.
5. Về chất liệu cửa sổ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, càng có nhiều loại vật liệu mới được đưa vào sử dụng trong xây dựng với giá thành hợp lý và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh các loại cửa gỗ tự nhiên truyền thống thì con có nhiều chất loại khác để người dùng lựa chọn như gỗ nhân tạo, cửa kính… Mặt khác, khung cửa sổ cũng đa dạng hơn, biến hóa từ nhiều chất liệu như sắt, thép, nhôm, inox hay nhựa…
Cửa gỗ Theo truyền thống, cửa sổ được làm từ gỗ. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn sử dụng vật liệu này để làm cửa ra vào, cửa sổ bởi gỗ cực kỳ linh hoạt. Độ bền của cửa gỗ tự nhiên phụ thuộc vào chất gỗ. Đối với loại gỗ cứng cao, chống mối mọt tốt như gỗ gụ, lim thì độ bền cửa có thể đạt từ vài chục cho tới cả trăm năm. Các loại gỗ mềm ít được sử dụng làm cửa vì nhanh hỏng, dễ mối mọt, độ bền chỉ đạt khoảng vài năm. Cửa làm từ gỗ công nghiệp có độ bền thấp hơn, dao động dưới 10 năm.
Cửa nhựa lõi thép Bởi tính chất không dẫn điện, dẫn nhiệt nên cửa nhựa lõi thép khá an toàn, cách âm, cách nhiệt tốt. Ưu điểm lớn nhất của cửa nhựa lõi thép là tuổi thọ cao, không bị oxy hóa bởi axit hay muối như cửa nhôm, không bị ăn mòn. Ngoài màu trắng phổ thông, cửa nhựa lõi thép còn có loại vân gỗ giống như thật, mang đến vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Tuy vậy, cửa nhựa lõi thép không phải là lựa chọn lý tưởng cho vị trí mặt tiền với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam bởi đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa khiến cửa nhựa dễ co ngót, nứt rạn và phai màu theo thời gian. Bên cạnh đó, cửa nhựa rẻ tiền có thể bị bột và gây tác động đến môi trường.
Cửa nhôm Với những ngôi nhà cần nhiều ánh sáng tự nhiên, cửa nhôm kính có lẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Khung nhôm dù mỏng vẫn có thể hỗ trợ tấm kính có diện tích lớn. Tuy nhiên, do đặc tính dẫn nhiệt của nhôm mà cửa sổ làm từ vật liệu này thường làm thất thoát nhiệt ra bên ngoài và dễ xảy ra hiện tượng ngưng tụ. Nhằm hạn chế tình trạng thất thoát nhiệt, có thể sử dụng kính hai lớp. Nhiều nhà sản xuất còn phủ thêm một lớp bảo vệ trên khung nhôm để ngăn tình trạng han gỉ. Cửa nhôm không chỉ bền mà còn ít cần bảo trì.
6.Bố trí cửa sổ tại các phòng ra sao? Phòng khách Phòng khách vốn là không gian có tần suất sử dụng nhiều nhất trong nhà, số lượng người sinh hoạt, đi lại qua đây cũng nhiều nên đòi hỏi phải thông thoáng, ánh sáng chan hòa. Thông thường, người ta sẽ bố trí số lượng cửa sổ ở phòng khách nhiều hơn so với các phòng khác trong nhà nhằm tạo được cảm giác khoáng đạt, thoải mái. Cửa sổ phòng khách cần được bố trí ở nơi đón gió tốt, có nhiều ánh sáng, tốt nhất là hướng Đông Nam của ngôi nhà. Hơn nữa, thay vì bố trí lắt nhắt nhiều cửa sổ thì nên dành một khoảng diện tích rộng, thậm chí là cả một mảng tường bằng vách kính để tạo góc nhìn thoáng và rộng.
Phòng ngủ Phòng ngủ có diện tích khá nhỏ và thường chỉ có một nơi duy nhất lấy ánh sáng tự nhiên là cửa sổ. Khác với phòng khách, vị trí trổ cửa sổ phòng ngủ thường khá hạn chế vì đây vốn là khu vực nghỉ ngơi, ánh sáng cần đủ nhưng không nên quá chói. Không nên trổ cửa sổ ở vị trí đầu giường hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm. Cửa sổ hướng Tây cũng không được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người ở trong đó.
Riêng với phòng ngủ của trẻ, không nên trổ quả nhiều cửa sổ hay thiết kế cửa quá to. Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích leo trèo nên để đảm bảo an toàn, cửa sổ phải có song gỗ, khung sắt hay lưới bảo vệ.
Phòng tắm Trước đây, phòng tắm thường nhỏ gọn, được bố trí ở nơi kín đáo, ít người thấy. Tuy nhiên, quan niệm thiết kế hiện đại đã thay đổi. Phòng tắm ngày càng được mở rộng nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào trong, giúp căn phòng luôn khô thoáng, sạch sẽ, ngăn ngừa ẩm mốc chứ không còn tối tăm, ẩm mốc. Chính vì vậy, cửa sổ phòng tắm có thể mở rộng tối đa về kích thước nhưng cần đảm bảo sự riêng tư nhất định bằng các biện pháp che chắn như trồng cây xanh, lắp rèm cửa, dán giấy mờ. Phòng bếp Tất nhiên, không phải gian bếp nào cũng có cửa sổ. Tuy nhiên, nếu căn bếp nhà bạn may mắn nằm ở vị trí có thể trổ cửa sổ, hãy bố trí cửa sao cho khoa học. Cửa sổ bếp nên bố trí về hướng Đông để đón ánh sáng dịu nhẹ của buổi sáng và làm dịu sức nóng trong quá trình nấu nướng. Bên cạnh đó, cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa sổ bếp nếu không muốn mùi dầu mỡ, thức ăn lan tỏa khắp nhà. Cửa sổ trong bếp nên cao hơn thành bệ bếp để ngăn nước văng ra và có thể tận dụng để đặt các vật dụng.
Rèm cửa Rèm cửa có tác dụng giảm bớt cường độ ánh sáng, mang đến cảm giác dịu nhẹ cho ngôi nhà và còn cản bụi từ bên ngoài. Theo nguyên tắc, nếu cửa sổ ở hướng đón nắng thì nên chọn rèm làm từ chất liệu dày dặn, màu sắc đậm hơn. Ngược lại, nếu cửa sổ khuất hướng nắng thì có thể dùng loại rèm mỏng, màu sắc nhạt. 7. Lưu ý yếu tố phong thủy khi thiết kế cửa sổ – Cửa sổ mở vào trong khi sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc loại cửa hướng vào bên trong nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy nhà ở, loại cửa sổ này có thể gây bất lợi cho đường công danh, sự nghiệp của các thành viên trong nhà. – Cửa sổ đối diện với đường thẳng, dài được xem là điềm xấu trong phong thủy. Những chiếc xe di chuyển trên con đường nhộn nhịp lái thẳng về phía cửa sổ có thể gây bất lợi cho sức khỏe và sự giàu có của gia chủ. – Trong bối cảnh đất chật người đông, các chủ đầu tư thường xây nhiều tòa nhà chọc trời san sát nhau dẫn tới tình trạng cửa sổ các tòa nhà đối diện nhau. Từ góc độ phong thủy, cửa sổ đối diện nhau là dấu hiệu của sự phá sản. – Cần tránh trổ cửa sổ đối diện với cửa ra vào nếu không muốn tiền tài, danh vọng tiêu tan vì khi đó, các nguồn năng lượng đi vào cửa chính bị hút ra ngoài qua cửa sổ theo một đường thẳng. Trong trường hợp không tìm được phương án bố trí khác thì có thể hóa giải bằng cách treo rèm hoặc đặt chậu cây cảnh trước cửa sổ để giữ lại vượng khí trong nhà. – Cửa sổ đối diện hay nhìn thấy hình chữ thập đều không tốt. Bởi, chữ thập đại diện cho bệnh viện, tôn giáo (cây thánh giá) có thể tác động xấu đến sức khỏe, làm kích động tinh thần. – Cửa sổ giống như đôi mắt của ngôi nhà nên cần được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ để dễ dàng đón sáng, đón không khí trong lành, tăng khả năng giao hòa giữa con người và thế giới bên ngoài.
Những lời khuyên cơ bản trước khi bạn muốn có một tủ áo trong phòng ngủ của mình.
Hoàn thành việc đo đạc, chắc chắn rằng số đo chiều cao trần chính xác, và các yếu tố khác trước khi bắt đầu thiết kế và thi công.
Hãy xác định cụ thể nhu cầu bạn muốn về tủ quần áo là như thế nào?, có nhiều kệ và ngăn kéo hay chỉ là hai khoang với cửa lùa và các móc treo, các móc cho áo như thế nào?, hay chỉ là kệ phẳng. Màu sắc thế nào, một hay hai màu?
Chiều cao kệ phải đủ tiêu chuẩn về chiều cao, có thể bố trí hộc tủ làm nơi lưu trữ hoặc chứa các đồ ít dùng đến hoặc dùng trong tương lai.
Lựa chọn nơi thiết kế và thi công chuyên nghiệp, và dù như thế nào, bạn có cần gấp đến mấy thì hãy cho người thiết kế và thợ thi công có đủ thời gian để hoàn thành.
Nếu bạn đầu tư cho một tủ áo có diện tích lớn, bạn nên có bộ ghế ngồi để thuận tiện khi bạn thay đồ.
Hướng dẫn cách lựa chọn và bài trí nội thất phòng khách nhà ống đẹp
Trong cuộc sống hiện đại đất chật người đông, những ngôi nhà ống ngày càng trở nên phổ biến. Đặc điểm của nhà ống là có chiều ngang hẹp và chiều dài lớn. Vì vậy, việc trang trí nội thất, nhất là nội thất phòng khách – bộ mặt của căn nhà sao cho hợp lý khiến rất nhiều gia chủ phải băn khoăn, cân nhắc. Đừng quá lo lắng, sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn và bài trí nội thất phòng khách nhà ống. Mời các bạn cùng dành chút thời gian tham khảo.
Cách chọn đồ nội thất phòng khách nhà ống
Phòng khách trong các ngôi nhà ống thường được thiết kế theo phong cách hiện đại với diện tích không lớn. Bởi vậy, bạn nên chọn những món đồ nội thất phòng khách nhập khẩu nhỏ gọn, đơn giản để phù hợp với diện tích căn phòng, đồng thời không làm mất đi sự sang trọng, tinh tế vốn có của không gian. 1.Sofa phòng khách
Với nhà ống, bạn có thể lựa chọn những bộ bàn ghế sofa phòng khách nhỏ hình chữ L. Bộ sofa góc chữ L đặt trong phòng khách sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá không gian đấy! Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không đặt sofa đối diện với cửa chính. Bởi khi đó sẽ tạo thành thế “đối xung” trong phong thủy là điểm hại khá lớn, khiến cho gia đình sa sút, tiền bạc tiêu tán khắp nơi. Các chất liệu sofa được nhiều người lựa chọn hiện nay là da thật, nhung, nỉ, gỗ tự nhiên.
2.Bàn trà phòng khách
Bàn trà là đồ vật thường đi kèm với sofa. Khi chọn bàn trà cho phòng khách của nhà ống, bạn nên chọn những chiếc bàn có kích thước nhỏ xinh, tông xuyệt tông với màu sắc của ghế sofa. Đặc biệt, bạn không nên chọn những bộ bàn trà cao hơn tay vịn sofa. Bởi theo phong thủy, sofa được coi như chủ nhà, bàn trà là khách, địa vị của khách không thể cao hơn chủ nhà.
3.Kệ tivi phòng khách
Để tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong phong cách thiết kế, bạn nên lựa chọn những mẫu kệ tivi phòng khách hiện đại. Kệ tivi nên có nhiều ngăn để có thể chứa được một số đồ đạc như băng đĩa, tạp chí,.. hoặc kết hợp luôn với tủ rượu để tiết kiệm được không gian. Thông thường, những chiếc kệ tivi sẽ được kê đối diện với bộ sofa để tiện cho việc theo dõi các chương trình truyền hình của bạn và gia đình.
4. Đèn trang trí phòng khách
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn trang trí với kích thước, chất liệu và kiểu dáng khác nhau. Đối với phòng khách nhà ống, bạn nên lựa chọn những mẫu đèn được thiết kế theo phong cách hiện đại trẻ trung, tươi mới với kích thước vừa và nhỏ. Nếu muốn tiết kiệm tối đa không gian, bạn có thể kết hợp quạt trần và đèn chùm trang trí bằng việc sử dụng một chiếc đèn quạt trần nhập khẩu. Diện tích làm mát và chiếu sáng của đèn từ 15 – 30 m2 đặc biệt thích hợp cho không gian của các phòng khách nhỏ. Hoặc nếu ngôi nhà của bạn có trần thấp (dưới 2,6m) thì nên sử dụng những mẫu đèn ốp trần, ốp tường hay đèn led để trang trí cho phòng khách. Sự kết hợp hài hòa giữa các thiết bị chiếu sáng sẽ mang lại một không gian phòng khách ấn tượng, lung linh và sang trọng.
Ngoài những món đồ nội thất cơ bản ở trên, bạn cũng có thể trang hoàng thêm cho phòng khách nhà mình bằng giá sách, tranh ảnh, chuông gió hay những món đồ handmade. Việc bài trí, kết hợp hài hòa giữa các món đồ nội thất sẽ giúp cho không gian phòng khách nhà bạn trở nên đẳng cấp, sang trọng và “ăn gian” được diện tích hơn rất nhiều.