Với xu hướng lựa chọn nhà ở hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn những căn hộ tại các khu chung cư để có một môi trường sống tốt và thể hiện đại. Tuy nhiên, một số các căn hộ chung cư không có diện tích rộng đã làm cho việc trang trí nội thất của các hộ gia đình trở nên khó khăn. Trong hoàn cảnh này, với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn thiết kế nội thất các chuyên gia của chúng tôi có thể đưa ra cho các bạn những lời khuyên bổ ích đối với những căn hộ chung cư có diện tích nhỏ 30 m2 hoặc thấp hơn. Một bộ bàn ghế uống trà được đặt tại gần cửa sổ, điểm xuyết thêm những giỏ hoa và cây cảnh nhỏ nhắn đặt bên cạnh không chỉ tiết kiệm không gian của căn phòng mà còn đồng thời hướng dẫn ánh sáng tự nhiên đem đến những luồng sinh khí mới trong người làm việc mới.
Giường ngủ được đặt tại gần cửa sổ sẽ cho một khung nhìn đẹp mỗi khi bạn muốn thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Ngoài ra sau khi ngủ dậy, giường ngủ có chức năng có thể gập lại, dựng lên như một chiếc hộp cũng tiết kiệm không gian căn phòng của bạn rất nhiều, Sau khi đã giải phòng không gian của giường ngủ, bạn có thể để một bộ bàn ghế và nơi này có thể bố trí như một phòng khách. Điều này hoàn toàn hợp lý và vì bạn đang kết hợp phòng khách và phòng ngủ cho một không gian chung. Các đồ dùng phòng bếp được bố trí sát cạnh nhau, các tủ bếp được ốp lên tường tiết kiệm rất nhiều không gian cho phòng bếp. Phòng bếp có thể được đặt tại gần cửa sổ giúp cho việc thoát khí trong lúc nấu nướng được dễ dàng hơn.
+ Giá rẻ : Nhờ kích thước, kiểu dáng nhỏ gọn nên sofa văng cũng không quá đắt. Tầm 4.5 triệu – 5.5 triệu – 6.5 triệu – 7.5 triệu – 8.5 triệu là bạn có thể mua được bộ sofa văng đẹp mĩ mãn. Với các chất liệu da, nỉ thoải mái lựa chọn, độ bền 5 – 7 năm không cần suy nghĩ.
+ Nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian kê : Một chiếc sofa chỉ chiếm phần nhỏ diện tích trong phòng khách. Kích thước văng từ 0,8m, 1m, 1m2,…2m, 2m4 dễ dàng kê trong phòng.
+ Nhiều kiểu dáng đẹp, đa dạng sự lựa chọn : Sofa văng hiện đại hay sofa văng tân cổ điển có hàng nghìn mẫu đẹp chọn mua. Giống như 1 miếng vải có hàng trăm cách thiết kế lên bộ quần áo khác nhau vậy. Ví dụ : Bạn muốn mua bộ sofa văng thư giãn đặt trong phòng ngủ. Có độ thoải vừa phải và đủ chiều dài nằm tầm 2m. Muốn lưng đính cúc nhỏ kết hợp gối ôm mềm,…Sofa văng đáp ứng tất cả các yêu cầu dù là chi tiết nhỏ nhất. + Đáp ứng đa dạng về mục đích sử dụng : Bạn có thể mua sopha văng kê cho phòng khách nhỏ, phòng trọ gia đình, nhà chung cư, nhà mặt phố. Cho đến các không gian của quán bar, quán cafe, quán game, phòng chờ nghỉ của nhân viên. Hay đặt trong từng phòng của nhà nghỉ, khách sạn,…
+ Dễ dàng di chuyển sang các góc khác nhau linh động
1.2 Nhược điểm ghế sofa văng Thật khó để kiếm nhược điểm ghế sofa văng, có lẽ là do: Hơi hạn chế chỗ ngồi nếu như gia đình đông thành viên
Nguyên tắc cần nhớ để có một thiết kế hội trường chuyên nghiệp
Hội trường là không gian không chỉ cần đẹp, sang trọng mà còn cần rất nhiều yếu tố khác liên quan đến kỹ thuật. Đó chính là lý do khiến việc thiết kế nội thất hội trường luôn là thử thách đối với các đơn vị thiết kế. Là đơn vị thiết kế nội thất hội trường nhiều kinh nghiệm, Miền Bắc xin chia sẻ 3 nguyên tắc cần nhớ để quý khách có thể sở hữu một không gian hội trường chuyên nghiệp, ấn tượng và mang hiệu quả công năng cao.
2. Luôn xác định chủ đề khi thiết kế hội trường
Nhằm tránh tình trạng không thống nhất giữa các khu vực trong không gian hội trường, ngay từ khi thiết kế, chủ đầu tư cần xác định chủ đề cũng như phong cách chủ đạo cho hội trường. Điều đó sẽ giúp toàn bộ hội trường có được sự đồng bộ hài hòa, thể hiện tính chuyên nghiệp cho đơn vị đầu tư. Chủ đầu tư cần xác định phong cách chủ đạo khi thiết kế hội trường Luôn xác định loại hình sự kiện khi thiết kế hội trường Hội trường là không gian tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hình sự kiện khác nhau và mỗi loại hình sẽ cần đến những điều kiện khác nhau để có thể truyền tải trọn vẹn những thông điệp của đơn vị tổ chức. Để làm được điều đó, chủ đầu tư cần xác định rõ loại hình sự kiện mà hội trường sẽ tổ chức để đưa ra những giải pháp thiết kế phù hợp nhất cho vấn đề di chuyển hay các khâu trong quá trình tổ chức, … nhằm mang đến sự thuận lợi tối đa cho tất cả mọi người.
3. Chú trọng vấn đề tiêu âm trong không gian hội trường
Âm thanh là yếu tố không thể thiếu trong mọi sự kiện. Chất lượng âm thanh có thể ảnh hưởng đến chất lượng sự kiện, đồng thời có thể tác động đến tâm lý của người tham gia và theo dõi sự kiện. Vì vậy, chủ đầu tư cần chú trọng đến vấn đề tiêu âm khi thiết kế âm thanh hội trường, tránh để tình trạng âm thanh bị quá vang hay nhại tiếng gây khó chịu cho người nghe và làm giảm chất lượng sự kiện. Vấn đề tiêu âm sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sự kiện và tâm lý người theo dõi Để được tư vấn một cách cụ thể hơn, quý khách hãy liên hệ với Nội thất Miền Bắc. Với đội ngũ kiến trúc sư chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, tận tâm, chúng tôi chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cao nhất cho quý khách trong các dự án thiết kế hội trường.
1. Có nên ốp cầu thang bằng gỗ công nghiệp? Đây là câu hỏi mà không ít người đã từng thắc mắc. Giữa chất liệu sàn gỗ cầu thang công nghiệp và sàn gỗ cầu thang tự nhiên luôn là những sự chọn lựa khó đưa ra quyết định. Theo nhận định của các chuyên gia thiết kế thì với chất liệu sàn gỗ tự nhiên sẽ được dùng nhiều hơn trong thiết kế sang trọng, cổ điển. Với các công trình muốn tối ưu chi phí, mang phong cách hiện đại và đáp ứng các tiện nghi sử dụng thì sàn gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ là lựa chọn hợp lý. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn lựa loại sàn gỗ phù hợp. Bên cạnh đó, chất lượng của sàn gỗ công nghiệp cũng không hề kém cạnh so với bất kỳ loại sàn gỗ tự nhiên nào. Trong khi đó, mức chi phí đầu tư lại không quá cao, có thể phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sử dụng sàn gỗ công nghiệp cầu thang vẫn đảm bảo được thẩm mỹ, chất lượng và mức độ an toàn trong sử dụng.
2. Ưu và nhược điểm của sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Để biết rõ hơn nên lựa chọn sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp hay không hãy cùng xem xét các ưu và nhược điểm của nó.
2.1. Ưu điểm khi lát gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Sàn gỗ cầu thang cũng là loại sàn gỗ chịu nước được ứng dụng ở nhiều công trình sử dụng khác nhau. Qua các đánh giá sau quá trình sử dụng, có thể thấy ưu điểm của sàn gỗ cầu thang là:
– Có nhiều mẫu mã để lựa chọn: So với các chất liệu ván sàn khác thì sàn gỗ tự nhiên có nhiều chủng loại và mẫu mã hơn. Do đó, trong thiết kế sẽ có thể sử dụng nhiều mẫu cầu thang với phù hợp hơn với phong cách thiết kế căn hộ của mình. – Chi phí đầu tư sàn gỗ cầu thang rẻ: Thông thường các loại sàn gỗ công nghiệp sẽ có mức chi phí rẻ hơn so với các chất liệu khác – Độ bền và chất lượng ổn định: Với việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các sàn gỗ công nghiệp có kết cấu thống nhất và hài hòa giữa các lớp. Điều này tạo nên chất lượng và độ bền chắc của sản phẩm sàn gỗ cầu thang công nghiệp. – Có nhiều tính năng vượt trội: So với các chất liệu như đá, kính hay gạch thì sàn gỗ cầu thang sẽ đảm bảo an toàn hơn. Khả năng chống trơn trượt, chống cong vênh và mối mọt của sàn gỗ cũng giúp cầu thang luôn bền đẹp. – Kỹ thuật thi công, lắp đặt sàn gỗ dễ dàng: Với các thiết kế hèm khóa được gia công cẩn thận, các sản phẩm gỗ cầu thang sẽ dễ dàng lắp đặt và thi công. Bên cạnh đó thời gian thi công cũng được tối ưu hơn so với các loại vật liệu khác.
2.2. Nhược điểm ốp cầu thang gỗ công nghiệp Bên cạnh những ưu điểm tốt thì ốp cầu thang gỗ công nghiệp cũng có những mặt ưu điểm như:
– Xét về tuổi thọ: Các loại sàn gỗ sẽ không có sử dụng lâu dài bằng các chất liệu như đá, kính hay gạch – Xét về thẩm mỹ: Các sàn gỗ cầu thang công nghiệp sẽ không có vân gỗ đẹp tuyệt đối, độc đáo như với sàn gỗ tự nhiên – Xét về mức độ bảo quản: Trong giai đoạn thi công và sử dụng, các sàn gỗ công nghiệp cần chú ý vấn đề chống nước. Mặc dù sàn gỗ có khả năng chống ẩm nhưng người dùng cũng nên hạn chế tối đa. Đặc biệt là nên tránh tạo các vũng nước ứ đọng lâu ngày. Sàn gỗ có khả năng hút nước nên trong quá trình thi công cũng cần phủ sơn chống thấm nhiều lần.
3. Các dạng sàn gỗ cầu thang phổ biến hiện nay Dựa vào phương án thi công và thời gian thực thi mà người dùng có thể chọn lựa dáng cầu thang phù hợp.
3.1. Cầu thang lát gỗ liền mũi Cầu thang lát gỗ liền mũi là loại cầu thang có phương án thi công đơn giản và thời gian khá nhanh. Loại sàn gỗ cầu thang này được thiết kế theo quy chuẩn kích thước cầu thang. Nên Trong quá trình thi công chỉ cần lắp những thanh gỗ có sẵn. Tuy nhiên, sự tiện lợi này cũng đi kèm với chi phí giá thành không hề thấp.
3.2. Sàn gỗ mũi nẹp bậc Sàn gỗ cầu thang mũi nẹp bậc thường khá mất thời gian thi công và lắp đặt. Các tấm sàn gỗ khi được mua về sẽ phải đo và cắt đúng kích thước theo đúng bản vẽ. Sau đó sẽ được lắp đặt. Ngoài ra cần phải sử dụng các phào nẹp chân tường, phào nẹp mũi bậc để che khít các khoảng hở. Với dạng sàn gỗ cầu thang này thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hơn.
4. Phân loại sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp Với các kết cấu sản xuất, cầu thang lát gỗ được phân thành 3 loại khác nhau.
4.1. Gỗ công nghiệp ốp cầu thang MDF Sàn gỗ cầu thang MDF được sản xuất từ chất liệu gỗ tự nhiên trộn đều cùng loại keo chuyên dụng rồi ép thành tấm. Do đó, với chất liệu này sàn gỗ có độ bền tốt, ít bị nứt gãy hay cong vênh. Khả năng chống mối mọt cũng rất tốt.
Tuy nhiên khả năng chống chịu nước lại rất kém. Mặc dù đi êm chân nhưng độ dẻo dai lại không cao. Với chất liệu này, thông thường sẽ được sử dụng trong gia công đồ nội thất là chính.
4.2. Ốp cầu thang gỗ công nghiệp HDF Gỗ công nghiệp HDF là một chất liệu ốp lát có cấu tạo tương tự với chất liệu MDF. Tuy nhiên, sản phẩm này có nhiều cải tiến và tính năng nổi trội hơn. Các sản phẩm gỗ công nghiệp HDF có nhiều mẫu mã và đa dạng màu sắc. Điều này tạo lợi thế trong thiết kế và trang trí cầu thang. Ngoài ra, độ bền cao, tính trơn nhẵn của bề mặt giúp khắc phục tối đa nhược điểm so với sàn gỗ MDF. Khi MDF có mức chống chịu nước kém thì HDF lại có chỉ số chống nước rất cao. Tuổi thọ của loại sản phẩm này cũng lên đến 15 năm. Khách hàng hoàn toàn có thể tự tin sử dụng nó trong thiết kế cầu thang nhà mình.
4.3. Gỗ lót cầu thang MFC Chất liệu MFC – đây là một loại sàn gỗ công nghiệp làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày. Đặc điểm nổi bật của loại sản phẩm này chính là khả năng chống chịu nhiệt và khả năng đàn hồi cao. Tuy nhiên, mức độ chịu nước lại ở con số khá thấp. Các sản phẩm khi sử dụng loại chất liệu nào rất dễ bị phồng rộp khi gặp nước. Do đó, thông thường các loại chất liệu này chỉ dùng làm bàn tủ ghế. Chất liệu này không thích hợp làm cầu thang.
5. TOP 6 màu mặt sàn gỗ cầu thang được ưa chuộng nhất hiện nay Hiện nay trên thị trường sàn gỗ cầu thang có đa dạng các màu mạt gỗ đẹp được ưa chuộng. Dưới đây sẽ là màu mạt sàn gỗ đẹp cho cầu thang mà bạn có thể tham khảo
– Mặt sàn gỗ sáng màu Với các xu hướng thiết kế nội thất hiện đại hiện nay thì các mặt sàn gỗ sáng màu sẽ luôn đem đến cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế. Đặc biệt với những người trẻ năng động thì những thiết kế với màu sắc tươi sáng cũng sẽ gia tăng sự tươi trẻ và năng lượng tốt cho căn nhà.
– Mặt sàn gỗ tối màu Mặt sàn gỗ tối màu cũng mang những nét cuốn hút riêng biệt. Sử dụng các thiết kế ốp sàn gỗ cầu thang tối màu không chỉ đem lại vẻ đẹp sang trọng mà còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng. Với những biệt thự hay chung cư cấp thì các sản phẩm tối màu sẽ càng được yêu chuộng và sử dụng phổ biến.
– Mặt sàn trung tính Mạt sàn trung tính cho thiết kế cầu thang cũng là một ý tưởng thú vị và khá độc đáo. Một căn nhà với cầu thang màu trung tính sẽ khiến không gian mang đậm nét hiện đại và tiện nghi. Đây cũng là một lựa chọn tốt cho những căn nhà mang phong cách tối giản. Màu sắc này sẽ càng hòa hợp với một không gian tối giản nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp hết sức tinh tế.
6. Các lưu ý khi sử dụng sàn gỗ bằng gỗ công nghiệp Khi sử dụng sàn gỗ cầu thang bằng gỗ công nghiệp người dùng cần đảm bảo lau chùi và vệ sinh thường xuyên. Điều này sẽ giúp sàn gỗ luôn có được độ bóng đẹp, đảm bảo và duy trì thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình lau chùi bạn cũng nên chú ý các điểm sau đây.
– Trước khi lau chùi nên thực hiện việc hút bụi trước – Không dùng các vật cứng để cạo vết bẩn trên sàn – Nên dùng chổi mềm, lông mềm và nước ấm để lau sàn. Hoặc có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh – Muốn sàn thêm phần sáng bóng, nên để sàn khô tự nhiên. Sau đó sử dụng khăn mềm để lau khô lần nữa sẽ giúp sàn được khô tuyệt đối. Ngoài cách sử dụng với những lưu ý trên thì khi thiết kế sàn gỗ cầu thang bạn cũng nên chọn vị trí cầu thang phù hợp. Hay tìm hiểu về các thông số cầu thang chuẩn để thiết kế và sử dụng loại lát gỗ cầu thang thích hợp nhất.
Bàn trà gỗ hiện đại và sofa gỗ phòng khách đẹp là cặp bài trùng không thể thiếu trong phòng khách của mỗi gia đình. Tuy nhiên , việc thiếu tinh tế khi lựa chọn bàn trà sai kích cỡ và ghế sofa hoặc so với không gian phòng khách đã làm mất đi về sang trọng .Vậy kích cỡ bàn trà bao nhiêu là đúng tiêu chuẩn ? Dưới đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi này , cùng tham khảo nhé.
Tùy vào mỗi không gian sống mỗi gia đình sẽ có kích thước khác nhau . Phòng khách là nơi cả nhà quây quần sinh hoạt hàng ngày sau những giờ làm việc và học tập vất vả. Bởi vậy, việc lựa chọn bàn trà cho phòng khách có kích thước phù hợp với ghế sofa , vân đối với không gian căn phòng là điều quan trọng , tạo nên sự thống nhất và không bị kệch cỡm. 1. Kích thước bàn trà cho phòng khách nhỏ. Do diện tich nhỏ , không gian chung không nhiều, nên lựa chọn bàn trà với kích cỡ nhỏ. ở Việt nam, có nhiều nhà ống có chiều rộng nhỏ nên các mẫu bàn trà có kích cỡ Dài x Rộng ( 900mm x 600mm) là sự lựa chọn hàng đầu.
2. Kích thước bàn trà cho phòng khách có diện tích trung bình. Với không gian phòng khách có diện tích trung bình , đồng thời căn cứ vào kích thước của sofa thì bạn nên chọn nẫu bàn trà gỗ có kích thước cỡ Dài x Rộng ( 1000mm x 800mm ). Đây là kích thước lý tưởng tưởng để không mang lại cảm giác lọt thỏm hoặc quá cồng kềnh, vướng víu làm ảnh hưởng đến những đồ đạc khác.
3. Kích thước bàn trà cho phòng khách lớn Đối với không gian rộng rãi thì bạn có quá nhiều lựa chọn, chỉ lưu ý là không chọn bàn uống nước quá nhỏ. Tốt nhất nên đo đạc diện tích căn phòng và bộ ghế sofa gỗ trước. Không gian nơi đây rất rộng rãi, thông thoáng, gia chủ cũng thoáng trong cách bày trí. Kích cỡ Dài x Rộng ( 1300×900 )sẽ phùng hợp , nhưng với căn phòng rộng rãi, bạn có thể lựa chọn thêm nhiều yếu tố như kiểu dáng, đa năng kèm theo ngăn tiện ích.
4. Chiều cao tiêu chuẩn của bàn trà Người Việt có vóc dáng không cao, vì vậy chiều cao bàn trà tiêu chuẩn sẽ là khoảng 400mm. Đây là kích thước cỡ phùng hợp với hầu hết mọi người để không gây ra các tình trạng mỏi lưng, đau lưng.
Bỏ túi kinh nghiệm chọn mua tủ quần áo gỗ ép chất lượng
Bạn đang muốn lựa chọn một chiếc tủ quần áo gỗ ép cho gia đình mình. Thế nhưng, bạn gặp nhiều khó khăn không biết nên chọn sản phẩm nào mới là tốt nhất. Nguyên nhân vì có quá nhiều loại tủ khác nhau như tủ quần áo cửa lùa, tủ hai cánh, ba cánh… Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cũng như lưu ý quan trọng khi mua loại tủ này.
Vì sao tủ quần áo bằng gỗ ép được nhiều người ưa chuộng? Tủ quần áo được làm từ chất liệu gỗ ép (gỗ công nghiệp) là một sản phẩm rất quen thuộc đối với nhiều người. Những mẫu tủ quần áo bằng gỗ ép này được sản xuất theo quy trình hiện đại nên luôn đảm bảo chất lượng tốt, độ thẩm mỹ cao, độ bền cao. Việc sử dụng tủ quần áo gỗ ép làm vật dụng trang trí nội thất có nhiều ưu điểm nổi bật sau:
Kiểu dáng mẫu mã đa dạng phong phú, phù hợp với nhu cầu sở thích của mỗi người Các mẫu tủ quần áo gỗ ép thường được thiết kế kiểu dáng đẹp mắt, hiện đại nhưng không kém phần tinh tế. Tùy vào nhu cầu sử dụng hay sở thích mà bạn có thể đặt các mẫu tủ quần áo phù hợp với không gian căn phòng của mình. Có nhiều mẫu tủ quần áo sẽ được thiết kế hai ngăn, ba ngăn hoặc các loại tủ cửa lùa giúp tiết kiệm được không gian tối đa.
Độ bền khá cao Về độ bền của loại tủ quần áo gỗ ép này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Do hầu hết các loại tủ này được sản xuất từ gỗ dăm ép nhỏ trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Từ đó, giúp độ bền của sản phẩm không bị cong vênh, mối mọt như các sản phẩm tủ gỗ thông thường.
Khả năng chịu nhiệt, chịu độ ẩm ở mức tốt nhất Trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam có độ ẩm cao thì việc sử dụng tủ quần áo gỗ ép là lựa chọn hoàn hảo nhất. Vì chất liệu gỗ ép khả năng chống ẩm, chịu nhiệt cao nên sản phẩm ít bị tình trạng mối mọt hay bị hư hỏng khi sử dụng thời gian dài.
Dễ dàng vệ sinh, chùi rửa Bề mặt của tủ quần áo gỗ ép được phủ một lớp nhựa trơn bóng nên rất tiện lợi cho người dùng khi vệ sinh, tiết kiệm công sức lau dọn. Đồng thời, lớp nhựa sẽ giúp sản phẩm luôn sáng bóng, sạch sẽ, trông như mới. Giá thành phải chăng, hợp lý so với túi tiền của người dùng. Giá của tủ quần áo gỗ ép so với các loại tủ gỗ tự nhiên rẻ hơn rất nhiều. Thế nên, sản phẩm rất phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi gia đình. Bên cạnh đó, có rất nhiều mẫu tủ quần áo được thiết kế thông minh tích hợp kệ để giày, kệ để tivi…sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thêm nhiều khoản chi phí khác.
Những mẫu tủ quần áo gỗ ép hiện nay
Tủ quần áo gỗ ép cửa lùa
Mẫu tủ quần áo này là sự lựa chọn thích hợp cho những căn nhà có diện tích hẹp hay những căn hộ 2 phòng ngủ hoặc 1 phòng ngủ như hiện nay. Tủ quần áo cửa lùa sẽ giúp không gian căn phòng bạn trở nên gọn gàng thoáng đãng hơn nhưng vẫn không kém phần sang trọng, hiện đại.
Tủ quần áo 2 cánh chất liệu gỗ ép Nếu diện tích căn phòng của bạn quá nhỏ hẹp và không thể sử dụng được những mẫu tủ có kích thước lớn thì việc sở hữu những mẫu tủ quần áo 2 cánh này sẽ rất phù hợp với không gian phòng bạn. Tủ quần áo gỗ ép 2 cánh này rất phổ biến với nhiều hộ gia đình. Các nhà sản xuất cũng rất chú trọng đến thiết kế sản phẩm nên thường ra nhiều màu sắc trang nhã, hiện đại, làm nổi bật được căn phòng của bạn.
Tủ quần áo gỗ ép có gắn gương
Với phụ nữ thì gương là một vật dụng không thể thiếu. Đặc biệt, những mẫu tủ quần áo có gắn gương lại là một sản phẩm hết sức tiện lợi. Hiểu được tâm lý đó, nên các nhà sản xuất đã thiết kế dòng tủ này để các chị em khi lấy quần áo từ tủ ra có thể ngắm nghía xem bộ đồ nào phù hợp với mình. Tủ quần áo bằng gỗ ép có kệ trang trí, kệ để TV Để giúp cho người dùng có được không gian rộng rãi hơn cho căn phòng của mình, đồng thời cũng tiết kiệm được phần nào chi phí cho việc mua kệ trang trí hay kệ treo TV. Giờ đây, tủ quần áo gỗ ép tích hợp kệ thông minh là giải pháp hữu hiệu nhất cho bạn. Điều này sẽ làm cho căn phòng của bạn trông sáng sủa, thoáng đãng mà vẫn thu hút và ấn tượng trong mắt nhiều người.
Vị trí đặt tủ quần áo bằng gỗ ép hợp lý nhất trong căn phòng
Tủ quần áo đặt đầu giường ngủ Cách sắp xếp bố trí tủ quần áo ở vị trí đầu giường sẽ chia tách căn phòng thành 2 khu vực với 2 chức năng: khu vực giường ngủ và nơi thay đồ. Lựa chọn này cực kì thích hợp với những phòng ngủ có hình dạng dài và hẹp.
Đặt tủ quần áo dọc theo giường Đây là một trong những cách trang trí giường ngủ phổ biến nhưng vẫn khá hiệu quả với những căn phòng có diện tích dài và hẹp. Cách đặt tủ dọc theo chiều dài giường này cũng là giải pháp tốt cho những căn phòng diện tích chiều ngang không được thuận tiện.
Đặt tủ ở phía cuối giường Đối với những căn phòng mà người dùng có xu hướng thích đặt giường sát vào tường thì những chiếc tủ quần áo gỗ ép nên được đặt ở phía dưới cuối giường. Việc bố trí tủ như vậy không những giúp phân tách phòng ngủ thành 2 khu vực riêng mà còn có thể tận dụng để trang trí những vật nhỏ xinh cho phòng ngủ trở nên xinh xắn, ấm cúng hơn.
GỖ LÁT VÀ NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP MÀ BẠN NÊN BIẾT
Gỗ lát là một loại gỗ quý, có giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao ở cả Việt Nam và trên thế giới. Đây là loại gỗ đã được sử dụng từ xưa và nay vẫn rất được ưa chuộng trong chế tác nội thất gỗ. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất về gỗ lát trong bài viết giới thiệu kiến thức gỗ tự nhiên dưới đây nhé.
Gỗ lát là gỗ gì? Gỗ lát là một nhóm các loại cây thân gỗ thuộc chi Lát, họ Xoan với tên khoa học là Chukrasia. Là loài cây quý hiếm thuộc nhóm I trong Bảng phân loại nhóm gỗ ở Việt Nam. Gỗ lát có giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ rất cao.
Vài nét về cây gỗ lát – Cây gỗ lát sinh trưởng ở rừng hỗn giao lá rộng thường xanh hoặc rụng lá, độ cao phân bố từ 300 – 1600m núi đất tới núi đá vôi. Cây gỗ lát sinh trưởng rất nhanh trong 10 năm đầu, sau đó sinh trưởng khá chậm. – Cây phân bố chủ yếu ở châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ … Trong đó, ở việt nam cây sinh trưởng ở các tỉnh phía Bắc trải dài từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh. – Thân gỗ lát thẳng, đường kính lớn nên rất được ưa chuộng trong sản xuất chế tác đồ nội thất nhất là những sản phẩm kích thước lớn.
Đặc điểm của gỗ lát – Là loại gỗ có độ bền cao, cứng, dễ gia công điêu khắc. Gỗ lát có màu nâu đỏ, tâm và giác gỗ màu ánh hồng. Tùy theo mỗi loại gỗ lát mà sẽ có đặc điểm màu sắc và đường vân độc đáo riêng. Loại gỗ này có thớ mịn, vân nổi dày thành từng lớp, dày khít, đều nhau. – Gỗ lát là loại gỗ có tinh dầu, nhựa cây có mùi thơm và có vai trò quan trọng trong khả năng bảo vệ gỗ trước các điều kiện thời tiết. – Gỗ lát được khai thác dưới 30 năm tuổi cần phải xử lý các hóa chất chống mối mọt. Trên 50 năm tuổi thì gỗ lát có khả năng chống cong vênh, mối mọt hiệu quả trong các điều kiện thời tiết. Vì vậy, gỗ lát trên 50 năm có giá thành vô cùng cao.
Gỗ lát có mấy loại? Hiện nay, gỗ lát ở Việt Nam được phân chia thành 5 loại phổ biến: gỗ lát hoa, gỗ lát chun, gỗ lát xoan, gỗ lát khét và gỗ lát Nam Phi.
Gỗ lát hoa – Gỗ lát hoa có đặc điểm vân gỗ rất độc đáo, đường vân dày, đẹp, nổi cuộn lên như mây khóa hay tạo thành hình dáng hoa dong đỏ với nhiều lớp ẩn hiển.
Gỗ lát chun – Gỗ lát chun mang màu sắc rực rỡ phát quang với đường vân to nhỏ không đồng đều. Có vân nhỏ như chun chiếu, vân vừa cỡ đầu đũa đến các vân lớn như tép bưởi. Vân gỗ lát chun vằn lên như vằn da báo lạ mắt được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng gỗ lát chun bị khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm nên có giá thành rất cao.
Gỗ lát xoan – Gỗ lát xoan là tên gọi khác của lát hoa với chất lượng tốt, màu sắc đẹp, vân gỗ bắt mắt được dùng làm đồ trang trí, nội thất.
Gỗ lát khét -Gỗ lát khét còn có tên xương mộc, đây là cây gỗ thuộc nhóm 2 trong bảng phân loại gỗ. Lát khét có dác màu vàng xám, lõi màu nâu đỏ ánh hồng. Đường vân gỗ đẹp, bắt mắt nhìn thấy rất rõ trên các mặt cắt ngang. Gỗ mềm dễ gia công, tạo hình thành các kiểu dáng khác nhau.
Gỗ lát Nam Phi – Là loại gỗ quý trong nhóm I được trồng nhiều ở rừng phòng hộ ven biển. Là loại gỗ giữ được tình trạng ổn định trong nhiều điều kiện thời tiết. Gỗ cứng, dẻo dai, mang màu sắc đẹp mắt, cùng các vân gỗ thưa sắp xếp ngẫu hứng.Đây là loại gỗ rất được ưa chuộng hiện nay và đang dần cạn kiệt.
Gỗ lát hoa có tốt không? Mỗi loại gỗ tự nhiên đều có những tính chất riêng của nó. Để trả lời câu hỏi gỗ lát hoa có tốt không thì bạn cần biết về những đặc tính này. Điểm nổi bật độc đáo mà gỗ lát hoa khác các loại khác chính là đường nét vân gỗ. Vân gỗ lát hoa mang giá trị thẩm mỹ cao với các đường nét mềm mại, hoa văn cuộn xoắn như mây tạo thành từng lớp ẩn hiện. Màu sắc nâu đỏ trầm ấm, sang trọng ánh hồng rực rỡ nhất là khi để dưới ánh sáng. Bên cạnh đó, gỗ lát hoa có độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu va đập. chịu ẩm tốt. Gỗ cứng nhưng lại dẻo dai, dễ gia công chế tác tạo thành các sản phẩm bền đẹp theo thời gian. Sau khi gỗ được xử lý kỹ lưỡng sẽ có khả năng chống co ngót, cong vênh, mối mọt cực kì hiệu quả. Nhược điểm của gỗ lát là giá thành tương đối cao trong phân khúc gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, với chất lượng và màu sắc luôn được giữ nguyên vẹn qua hàng chục năm thì đây vẫn là một loại gỗ đáng mua, đáng sử dụng. So sánh gỗ lát và gỗ sồi Gỗ sồi là một trong những loại gỗ hot nhất trên thị trường gỗ nội thất. Chất lượng ổn định cùng giá cả phải chăng khiến gỗ sồi được nhiều khách hàng yêu thích. Vậy gỗ lát và gỗ sồi loại nào tốt hơn? Nên sử dụng loại nào trong nội thất?
Gỗ lát Gỗ lát là loại gỗ quý được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Với màu sắc đỏ nâu sang trọng, trầm ấm, vân gỗ cuộn nổi thành từng lớp mềm mại ẩn hiện. Gỗ lát cứng nhưng vẫn dẻo dai dễ dàng chế tác, điêu khắc thành các kiểu dáng khác nhau đem đến sự đa dạng sản phẩm. Độ chịu lực tốt hơn gỗ sồi. Cần được xử lý để có thể kháng lại sâu mọt, ẩm mốc và cong vênh trong quá trình sử dụng. Gỗ lát mang theo hương thơm tự nhiên lưu giữ trong sản phẩm với thời gian khá lâu. Giá thành gỗ lát cao hơn gỗ sồi, gần gấp đôi giá thành.
Gỗ sồi Gỗ sồi là loại gỗ nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ và Nga nên không được phân nhóm trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam. Có hai loại là sồi trắng và sồi đỏ, trong đó sồi trắng được ưa chuộng hơn. Màu sắc gỗ sồi có màu vàng nâu nhạt, vân thẳng, đem đến cho các sản phẩm vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi sáng. Gỗ sồi có độ chắc trung bình, dễ uốn cong bằng hơi nước nên có thể tạo hình đa dạng đem đến sự độc đáo riêng cho các sản phẩm. Gỗ sồi cũng cần được xử lý tẩm sấy trên dây chuyền công nghệ hiện đại để đảm bảo được chất lượng, chống lại các tác động từ môi trường bên ngoài.
Tác dụng của gỗ lát Nhờ các ưu điểm vượt trội của mình, gỗ lát là loại gỗ có giá trị kinh tế cao được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Gỗ lát dùng để làm gì? Hiện nay, gỗ lát được dùng rất nhiều nhất trong sản xuất đồ nội thất và mỹ nghệ. Các mặt hàng nội thất được ưu chuộng nhất từ gỗ lát là tủ, giường ngủ, sập, tường, tủ bếp, bàn phấn … và nhất là các bộ bàn ghế gỗ. Ngoài ra, gỗ lát còn được điêu khắc thành tượng gỗ, tranh, lục bình hay các vật phẩm mỹ nghệ, trang trí khác.
Laminate là gì? 6 Thông tin cần biết về vật liệu Laminate này
Trong nội thất thì chất liệu gỗ luôn được khách hàng ưa chuộng và lựa chọn hàng đầu, bởi sản phẩm làm từ gỗ mang hơi thở của tự nhiên, ấm cúng và sang trọng.
Bên cạnh gỗ tự nhiên thì các loại gỗ công nghiệp với bề mặt hoàn thiện Melamine, Veneer, Laminate… đang là xu hướng trong thiết kế nội thất hiện đại. Laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường.
1. Laminate là gì? Đối với những người không chuyên về nội thất thì tên gọi Laminate còn khá xa lạ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy Laminate đang ngày càng được ứng dụng nhiều, nhờ mang nhiều ưu điểm. Vậy Laminate là gì?
Nhiều người thường nghĩ, Laminate chính là tên gọi của một loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, nhận định không hoàn toàn đúng, không hề có một loại gỗ nào mang tên Laminate cả. Thực chất Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
Tấm Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu. Hiện nay, Laminate có dòng post forming để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay hình dáng phức tạp, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và nghệ thuật trong thiết kế.
2. Cấu tạo của bề mặt Laminate Về tổng thể, cấu tạo tấm Laminate bao gồm 3 lớp được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate):
– Lớp Overlay Là một lớp được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và độ cứng thích hợp. Lớp Overlay tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống va đập, chống các tác động của hóa chất, bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, không bị phai màu, không thấm nước và dễ vệ sinh lau chùi.
– Lớp Decorative paper Đây là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm Laminate. Lớp giấy được nhúng keo Melamine. Sau khi nhúng keo, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, khiến cho lớp Overlay nóng chảy, dính chặt vào giấy phim định hình giúp giữ màu sắc của tấm Laminate luôn ổn định.
– Lớp Kraft Papers Phần này cũng chính là lớp dưới cùng của bề mặt. Lớp Kraft gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp Kraft có được làm chủ yếu từ chất liệu bột giấy và các chất phụ gia, có tính chất dai, thô và bền bỉ. Các lớp giấy được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm để có độ dày phù hợp với yêu cầu về thiết kế.
3. Đặc điểm của bề mặt Laminate * Ưu điểm
– Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ. – Bề mặt film của tấm vật liệu vô cùng phong phú như các vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá… – Dòng post forming dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ… – Bề mặt có tính năng chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài. – Có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm. – Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
* Nhược điểm
– Giá thành khá cao – Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại: Để gia công bề mặt Laminate, các nhà sản xuất cần thực hiện bằng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Đây là dây chuyền sử dụng công nghệ ép nguội thích hợp với các tấm bề mặt dạng mỏng/ dạng tờ như nhôm, acrylic, màng PVC… ép gia công trên bề mặt ván gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ nhựa.
4. Ứng dụng của bề mặt Laminate Với sự đa dạng về màu sắc, hoa văn cùng với phong cách trẻ trung, hiện đại nên chúng ta rất dễ bắt gặp những sản phẩm sử dụng Laminate. Đặc biệt là trong những căn nhà hiện đại các thiết bị sử dụng HPL rất được ưa chuộng. Bước vào một căn nhà hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự đa dạng về ứng dụng của vật liệu Laminate. Cụ thể như giường ngủ, cửa ra vào, kệ tivi, tủ quần áo, tủ bếp, sàn gỗ… Cửa gỗ bằng tấm Laminate là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay của các căn hộ chung cư. Những mẫu cửa được làm từ tấm nhựa tổng hợp cao cấp này cho độ bền cao, nhẹ, hạn chế cong vênh. Với tính chuyên biệt thường phải mở ra, đóng vào với tần suất lớn nên những chiếc của gỗ được phủ lớp HPL rất được ưa chuộng. Đặc biệt, sự sang trọng cũng như tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng nên rất phù hợp với những không gian sống hiện đại. Phòng ngủ cũng là một trong những không gian ứng dụng tốt vật liệu Laminate. Những model giường ngủ thiết kế hiện đại kết hợp cùng với những màu sắc độc đáo của Laminate sẽ tạo thêm sự hiện đại cho không gian ngủ của bạn. Bên cạnh đó, nếu như chúng ta lựa chọn một chiếc giường ngủ từ vật liệu Laminate thì sẽ rất dễ dàng cho việc lựa chọn vật dụng khác cho phòng ngủ.
Những chiếc tủ quần áo sẽ giúp cho căn phòng ngủ thêm gọn gàng hơn, tiện dụng hơn. Ngoài ra, tính hiện đại, sang trọng, tinh tế còn được nâng cao nhờ bề mặt sáng bóng với những họa tiết từ gỗ Laminate. Hiện nay có rất nhiều các model tủ quần áo sử dụng Laminate như tủ cửa lùa, cửa kéo… tùy vào không gian cũng như các vật dụng khác mà chúng ta có sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Những chiếc tủ bếp được sử dụng chất liệu Laminate cho thấy sự tối giản, hiện đại nhưng vẫn không kém phần sang trọng nhờ độ bóng cao, màu sắc đa dạng. Bên cạnh đó, những thiết bị hiện đại như tivi, đầu thu, hệ thống âm thanh hiện đại… thì cần được đặt trên một chiếc kệ hiện đại với chất liệu Laminate sẽ làm toát lên được vẻ đẹp của chúng. Ứng dụng lớn nhất, hay chính là bao quát cả căn nhà của bạn chính là sàn nhà. Hiện nay, nhu cầu sử dụng sàn gỗ của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao. Hàng loạt các model sàn gỗ được ra đời, trong đó Laminate vẫn là một lựa chọn được đông đảo người dùng lựa chọn. Nhờ độ bền lớn, tính thẩm mỹ cao, vệ sinh làm sạch dễ dàng…Đặc biệt, độ cong vênh thấp cũng như khả năng uốn cong của gỗ cho khả năng lát sàn cũng như ốp tường rất thuận tiện. Bên cạnh những ứng dụng trong nhà của như đã kể trên, tại các công trình công cộng hãy những nhà hàng, khách sạn… thì các vách ngăn từ tấm Laminate còn rất được ưa chuộng. Nhờ tính sang trọng, hiện đại cao nên những vách ngăn cửa, quầy lễ tân, quầy bar được sử dụng rất phổ biến.
5.Phân loại bề mặt Laminate Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà Laminate được chia thành nhiều loại riêng biệt.
Phân loại theo khả năng uốn cong Hiện nay, chúng ta có thể chia Laminate thành 2 loại riêng biệt nếu như dựa vào khả năng uốn cong. – Laminate tấm thường với độ dày 0,5; 0,7 và 0,92mm không có khả năng uốn cong – Laminate post-forming có độ dày 0,5mm cho khả năng uốn cong.
Phân loại dựa vào bề mặt Từ thực tế quan sát bên ngoài, tấm Formica được chia thành 2 loại riêng biệt: – Laminate có bề mặt bóng gương, loại này cho độ bóng cao có thể phản chiếu hình ảnh như gương – Laminate có bề mặt thường, không bóng gương.
Phân loại dựa vào màu sắc Theo tiêu chí màu sắc của tấm nhựa cao cấp này mà chúng ta có thể phân chia thành 5 loại riêng biệt sau: – Laminate đơn sắc: những tấm này chỉ có duy nhất một màu nguyên bản như xanh, trắng, nâu… – Laminate vân gỗ: họa tiết của loại này chính là dựa theo vân gỗ tự nhiên mà thiết kế – Laminate vân đá: cũng tương tự vân gỗ, những tấm này có họa tiết thei họa tiết của vân đá mà đa phần là đá Granite và Marble. – Laminate giả da: những vật liệu có chất liệu gia đang rất được ưa chuộng vì vậy những tấm Laminate cũng được tiết kế với các màu sắc, họa tiết giả da – Laminate 3D: những mẫu này có các hiệu ứng hình ảnh, họa tiết 3D độc đáo.
6. Cách bảo quản khi sử dụng bề mặt Laminate Tấm bề mặt Laminate rất bền bỉ và dễ bảo quản, nhưng việc chăm sóc và gìn giữ là rất cần thiết để duy trì vẻ đẹp cũng như tuổi thọ của sản phẩm.
– Khi lau chùi bạn nên vắt khăn ráo nước, tránh để nước đọng trên bề mặt và nên dùng khăn khô lau lại. – Bình hoa, tượng hay các đồ vật nên được lót miếng đệm để tránh trầy xước bề mặt – Đối với bề mặt sàn thì nên có thảm chùi chân ở lối ra vào để tránh đọng lại vết bẩn. – Khi dùng thuốc tẩy để cọ bề mặt phải đảm bảo rằng chất tẩy không còn dính trên bề mặt sau khi vệ sinh xong. – Nên dùng chất tẩy rửa ở dạng loãng và sử dụng khăn mềm để vệ sinh.
7. Giá bán của bề mặt Laminate Giá thành tấm bề mặt Laminate khá ổn định, tùy thuộc vào màu sắc, hoa văn và độ dày mà có đôi chút chênh lệch. So với bề mặt Melamine, giá bề mặt Laminate thường cao hơn từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy độ dày.
Lát cầu thang bằng gỗ công nghiệp là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay nhờ chi phí rẻ, chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà.
Cầu thang gỗ công nghiệp là loại cầu thang được ốp từ những tấm ván gỗ công nghiệp, thay vì sử dụng gỗ tự nhiên, đá hay kính cường lực. Nếu vẫn đang phân vân có nên chọn cầu thang gỗ công nghiệp hay không, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 1.Đặc điểm, phân loại cầu thang gỗ công nghiệp Gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế, thi công nhà ở thường gồm 3 loại chính là MDF, MFC và HDF. Vì không phải loại gỗ công nghiệp nào cũng thích hợp để làm cầu thang nên gia chủ nên nắm rõ ưu nhược điểm và công năng riêng của từng loại.
Gỗ MDF làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo tiêu chuẩn. Ưu điểm của loại gỗ này là không bị nứt gãy, mềm mịn, chống cong vênh, ít bị mối mọt. Loại gỗ này chịu nước kém và không có độ dẻo dai nên thường được dùng để làm phần thô các đồ nội thất.
Gỗ MFC được làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo nghiền vụn, trộn với keo chuyên dụng rồi ép dưới nhiệt độ cao, sau đó phủ lớp melamine. Loại gỗ này chịu nhiệt tốt, bề mặt có khả năng chống trầy xước, thường được dùng làm bàn, tủ kê, vách… Nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị phồng khi gặp nước và hạn chế tạo dáng sản phẩm.
Gỗ HDF cũng có cấu tạo tương tự gỗ MDF nhưng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, đa dạng hơn về màu sơn. Gỗ HDF có độ bền cao, bề mặt trơn bóng và chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Do đó, loại gỗ này thường được dùng để làm phần thô đồ nội thất cao cấp, ván sàn hay tấm ốp cầu thang.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, nếu việc thi công đảm bảo và tránh nước tốt trong quá trình sử dụng, tuổi thọ của cầu thang gỗ công nghiệp có thể lên đến 15 năm.
1.1: Cầu thang làm từ gỗ công nghiệp có một số ưu điểm nổi bật như:
Chi phí rẻ: So với nhiều loại cầu thang khác như cầu thang gỗ tự nhiên hay cầu thang kính, chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp tiết kiệm hơn nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Mẫu mã đa dạng: Cầu thang gỗ công nghiệp khá đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Hơn nữa, màu vân gỗ đẹp và không bị đổi màu cũng mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn để sở hữu một không gian sống như ý.
Nhiều đặc tính ưu việt: Các tấm gỗ trước khi thi công lắp đặt đều đã được qua xử lý nên có khả năng chống mối mọt, cong vênh. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp có đặc tính không bị ngưng tụ hơi nước nên vào mùa nồm ẩm, gia chủ sẽ không lo nền cầu thang bị trơn trượt. Khác với cầu thang bằng đá hay kính, cầu thang gỗ thường ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Thi công đơn giản: Việc thi công cầu thang gỗ công nghiệp chủ yếu sử dụng các tấm gỗ, vít, đinh, keo chuyên dụng nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cầu thang bê tông hay cầu thang đá.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng cầu thang gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là tuổi thọ không quá cao trong khi có loại gỗ tự nhiên có tuổi thọ vĩnh cửu. Hơn nữa, gỗ công nghiệp hút nước nên khi thi công phải đảm bảo bề mặt gỗ được sơn 4-7 lớp chống thấm, đồng thời hạn chế để nước đọng trên bề mặt gỗ khi sử dụng. 1.2: Một nhược điểm khác của gỗ công nghiệp là họa tiết, đường vân trên gỗ không độc đáo, phong phú và đẹp như gỗ tự nhiên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cầu thang và tổng thể ngôi nhà.
Về phân loại, hiện nay có 2 loại cầu thang gỗ công nghiệp cơ bản là cầu thang nẹp mũi bậc và cầu thang liền mũi.
Cầu thang gỗ công nghiệp nẹp mũi bậc: Loại cầu thang này sẽ cần dùng đến những tấm gỗ dày 12mm, khổ 1.220×2.440mm cùng những phụ kiện đi kèm như phào nẹp chân tường, nẹp mũi bậc. Vì vậy, việc thi công loại cầu thang này khá phức tạp và tốn thời gian.
Cầu thang gỗ công nghiệp liền mũi: Việc thi công loại cầu thang này đơn giản, nhanh gọn hơn, chỉ cần lắp đặt những ván gỗ có sẵn nhưng chi phí cao hơn. Được đánh giá là phù hợp với phong cách nhà ở hiện đại nên dòng sản phẩm này được khá nhiều gia đình lựa chọn.
2.Chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp So với nhiều loại vật liệu làm cầu thang khác như đá, kính, giá cầu thang gỗ công nghiệp có phần rẻ hơn và chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên. Tùy vào điều kiện kinh tế, gia chủ nên cân nhắc để chọn loại gỗ phù hợp nhất, đó có thể là những loại sàn gỗ bình dân giá 200.000-400.000 đồng/m2 như gỗ công nghiệp Đức, Malaysia, Thái Lan hoặc gỗ công nghiệp Việt Nam, Trung Quốc… Hoặc ở phân khúc cao cấp hơn với giá khoảng trên 600.000 đồng/m2 gia chủ có thể cân nhắc chọn sàn gỗ Quickstep, Kronoswiss… Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là không nên sử dụng loại sàn gỗ giá rẻ để đảm bảo an toàn bởi cầu thang là nơi mọi người trong gia đình thường xuyên đi lại.
Bên cạnh đó, chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào loại tấm gỗ cầu thang mà bạn chọn. Cụ thể, cầu thang làm từ tấm HDF lớn cắt thành từng tấm sẽ rẻ hơn cầu thang nguyên mặt bậc nhưng hình thức cầu thang dạng tấm HDF sẽ không đẹp bằng cầu thang nguyên tấm.
Về mức giá cụ thể, mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt thường HDF chống ẩm có đơn giá khoảng 850.000 đồng/m2, giá bậc chéo khoảng 1.100.000 đồng/m2.
Mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt xanh MDF chịu nước có đơn giá khoảng 1.100.000 đồng/m2. Giá mặt bậc chéo khoảng 1.430.000 đồng/m2. 3. Những lưu ý khi thiết kế, sử dụng Để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho mọi người trong nhà khi sử dụng cầu thang, gia chủ nên nắm được những thông số cơ bản và xem xét đến hiện trạng ngôi nhà, thói quen sinh hoạt trước khi đưa ra quyết định.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, bạn có thể chọn sàn mặt bóng hoặc mặt sần. Mỗi loại sàn có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với vị trí cầu thang và đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc mật độ di chuyển qua cầu thang nhiều, bạn nên chọn mặt sàn loại sần để tránh trơn trượt và tránh hiện tượng bề mặt sàn bị xước.
Bạn cũng nên xem xét đến bố cục ngôi nhà để tìm vị trí đặt cầu thang. Cầu thang gỗ công nghiệp không nên đặt tại những khu vực gần nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh để tránh bị mối mọt. Nếu cầu thang được bố trí gần cửa sổ hoặc ở phía nắng có thể chiếu vào, bạn nên sử dụng rèm che mỏng để hạn chế ánh nắng.
Một lưu ý quan trọng là cầu thang cần đáp ứng những thông số cơ bản để đảm bảo an toàn cho mọi người. Nếu diện tích nhà quá nhỏ, bạn cũng cần cân nhắc kỹ nếu muốn làm cầu thang gỗ.
– Chiều cao thường là 3,6m, gồm 24 bậc – Độ rộng một vế thang nên tối thiểu là 90cm – Độ rộng mặt bậc tối thiểu là 25cm, tối đa là 30cm – Độ cao cổ bậc nên trong khoảng 15-18cm
– Độ caolan can nên là 1,1m
– Gờ của mặt bậc nên là 2cm – Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ là 90cm, cứ 11 bậc nên có 1 chiếu nghỉ
Ngoài việc đảm bảo những thông số cơ bản trên, việc vệ sinh, lau chùi cũng cần được lưu ý và làm đúng cách để nâng cao tuổi thọ của cầu thang gỗ. Cụ thể, trước khi lau chùi, bạn nên hút bụi trước và không nên dùng vật cứng cạo vết bẩn trên sàn để tránh làm xước bề mặt sàn. Tốt nhất, bạn nên dùng nước ấm, chổi lông mềm hoặc khăn mềm ẩm để lau sàn, hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học hoặc nước rửa có mùi thơm, màu nhuộm để không tạo vết loang và làm hỏng bề mặt sàn. Nếu muốn sàn được sáng bóng, bạn nên để sàn khô tự nhiên, sau đó lau lại một lần bằng khăn mềm khô.