1. Kích thước bàn ăn 6 người tiêu chuẩn dành cho gia đình Việt
Kích thước bàn ăn 6 người đạt tiêu chuẩn sẽ giúp người ngồi cảm thấy thoải mái khi dùng bữa. Hơn hết, kích thước bàn ăn của người Việt và quốc tế có thể khác nhau và chênh lệch vài cm vì cấu trúc xương khác nhau. Do đó Minh Trân sẽ cung cấp các kích thước bàn ăn 6 người phù hợp với người Việt.
Khi đo kích thước bàn ăn quý khách cần lưu ý những kích thước sau:
1.1. Bàn ăn Chiều cao tính từ mặt đất đến bàn ăn cao khoảng 750 cm. Không quá cao để khi quý khách ngồi chân có thể chạm đất và tay có thể kê được lên bàn tạo sự thoải mái. Kích thước từ đáy bàn đến mặt đất cao khoảng 600 cm. Tránh để chân đụng mặt bàn hoặc không đủ chiều dài để chân. Bề mặt bàn rộng 680 cm – 750 cm là đạt chuẩn bàn ăn dành cho 6 người. Khoảng cách tối ưu nhất để khuỷu tay của 2 người ngồi cạnh không chạm nhau.
1.2. Ghế ngồi Ghế ngồi rộng từ 450 cm – 500 cm để ngồi được rộng rãi, thoải mái. Chiều sâu ghế cần sâu từ 420 cm – 450 cm vừa mông và êm ái. Chiều cao từ mặt đất đến mặt đáy ghế khoảng 450 cm. Chiều cao lưng ghế 900 cm. Lưng ghế có 1 góc nghiêng 10-15 độ để có thể dựa lưng. Ghế có gác tay dài 180 cm – 240 cm. Ngoài ra còn 1 số kích thước tiêu chuẩn khác tùy theo kiểu bàn ăn mà quý khách có thể tham khảo.
Bàn ăn tròn 6 người: đường kính khoảng 100 cm – 150cm. Bàn ăn oval cho 6 người: chiều dài khoảng 170 cm, chiều rộng 85 cm. Bàn ăn hình chữ nhật 6 người: chiều dài khoảng 180 cm, chiều rộng 80 cm -100 cm.
2. Một số lưu ý về kích thước của bàn ăn 6 người 2.1. Về kiểu dáng
Ngày nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại bàn ăn 6 người với mẫu mã và xuất xứ đa dạng. Để có thể chọn được 1 mẫu bàn ăn thích hợp, quý khách nên trực tiếp đến cửa hàng để dùng thử sản phẩm. Tuy nhiên nếu không có thời gian hoặc cửa hàng ở xa, quý khách có thể tham khảo các mẫu trên website và chú ý đến kích thước bàn ăn và ghế ngồi. Bàn ăn hình chữ ăn là kiểu bàn ăn truyền thống, thích hợp nhất dành cho gia đình 4-6 người vì nó có chiều dài. Tuy nhiên kiểu bàn ăn hình tròn cũng là mẫu được ưa thích rất nhiều. Bởi nó có thể giúp mọi thành viên trong gia đình ngồi quây quần ấm áp bên nhau. Cách bài trí món ăn cũng đẹp mắt và thuận tiện hơn khi lấy thức ăn.
2.2. Về phong thủy Ngoài những lưu ý về kiểu dáng thì kích thước bàn ăn cũng ảnh hưởng đến phong thủy trong nhà, đặc biệt cách đặt bàn ăn ở đâu cũng có ảnh hưởng lớn.
Thước lỗ ban là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thước lỗ ban
Thước Lỗ Ban là dụng cụ đo đạc của các thợ mộc. Nó được sử dụng để đo kích thước trong việc xây dựng. Tên của thước được gọi theo người đã phát minh ra nó – Lỗ Ban. 1.Thước Lỗ Ban là gì? Lỗ Ban là tên của ông Tổ nghề mộc ở nước Lỗ thời Xuân Thu (770 – 460 TCN). Tương truyền rằng đây là người đã phát minh ra các dụng cụ cho nghề mộc và thước Lỗ Ban là vật dụng nằm trong số đó.
Thước Lỗ Ban là dụng cụ được sử dụng trong việc xây dựng Dương trạch (nhà cửa) và Âm trạch (mộ phần). Trên thước có đánh dấu các mốc kích thước giúp phân định những khoảng đẹp, xấu trong việc xây dựng.
Thước Lỗ Ban gỗ truyền thống của Trung Quốc
Thước Lỗ Ban nguyên thủy là loại chỉ có một đoạn 42,9cm dùng để đo Dương trạch. Ngày nay trên thị trường, thước Lỗ Ban được bày bán sẵn với nhiều kích thước dạng, có loại có thể dài đến 5 mét. Bạn có thể dễ dàng tìm mua thước tại các cửa hàng chuyên bán đồ xây dựng.
2. Cấu tạo thước Lỗ Ban Thước Lỗ Ban có cấu tạo khá đơn giản và cách sử dụng dễ dàng. Thước Lỗ Ban được tính theo đơn vị centimet, chỉ cần kéo thước ra là bạn có thể biết được ý nghĩa của sự phân chia độ dài trên thước.
Cấu tạo thước lỗ ban gồm:
– Hàng thứ nhất là kích thước tính theo (cm) – Hàng thứ 2 là một dãy chữ – Và hàng thứ 3 cũng là 1 dãy chữ. Thước Lỗ Ban với chiều dài 38,8cm và 42,9cm thường được dùng để để đo các khoảng cách trong xây dựng. Nếu kích thước rơi vào cung đỏ sẽ là tốt, vào cung đen là xấu, nếu cả hai cùng rơi vào cung đỏ sẽ là tốt nhất.
Ngoài ra, thước Lỗ Ban 52,2cm thường được dùng để đo khoảng thông thủy trong nhà (cửa sổ, cửa chính) và khoảng lọt lòng giữa các phòng. Trong thực tế, có những ngôi nhà được xây dựng theo kích thước là con số lẻ. Điều này không bất thường bởi vì ngôi nhà được xây dựng theo kích thước phong thủy.
3.Ý nghĩa của các cung trong thước Lỗ Ban
Cách tính cung trên thước lỗ ban dựa vào 2 đơn vị:
– L = 0,52 mét. – n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10… Thước Lỗ Ban 42,9cm: được cấu tạo từ 8 cung, gồm 4 tốt và 4 xấu
– Tài: biểu hiện cho tài năng, phúc khí, là cung tốt. – Bệnh: rơi vào cung này sẽ biểu hiện cho bệnh tật, không may. – Ly: biểu tượng cho biệt ly, xa cách. – Nghĩa: tương đối tốt lành, mang đến điều đạo nghĩa, may mắn. – Quan: Đây là cung tốt, mang đến sự lãnh đạo, làm quan. – Kiếp: Thể hiện tai nạn, gia chủ cần tránh số đo trong cung này. – Hại: Gặp cung hại dễ gặp chuyện hung, cần tránh. – Bản: Là cung tương đối tốt khi khoảng cách rơi vào.
Thước Lỗ Ban 38,8cm: gồm 10 cung, có 6 cung tốt và 4 cung xấu – Đinh: mang đến tiền tài, con cái và sự đỗ đạt, là cung tốt. – Hại: biểu tượng cho bệnh tật, tai họa bất ngờ. – Vượng: cung mang đến tài lộc cho gia chủ. – Khổ: là sự mất mát tiền bạc, kiện tụng và không có con nối dõi. – Nghĩa: là cung tốt, biểu tượng cho đại cát đại lợi. – Quan: sự giàu có, thi cử đỗ đạt – Tử: liên quan đến sự chết chóc. – Hưng: gia đình đỗ đạt, con cháu thành công – Thất: thất thoát tiền bạc và sự cô quạnh, tù đày, là cung xấu – Tài: là cung tốt, mang đến tài lộc, vận may cho con cháu.
Thước Lỗ Ban 52,2cm: có 8 cung, 4 tốt và 4 xấu
– Quý nhân: mang đến sự may lành, làm ăn phát đạt. Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065). – Hiểm hoạ: nếu rơi vào cung này, gia chủ sẽ bị gặp hung họa, nguy hiểm. Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13). – Thiên tai: cung có ốm đau, bệnh tật, gặp xung hạn, bất hòa, tai nạn. Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195). – Thiên tài: mang đến tài lộc và may mắn. Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26). – Phúc lộc: có được phúc khí may lành, làm ăn thuận lợi, con cái hiếu thảo, lộc tài tấn tới. Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325). – Cô độc: sự ly biệt, cô độc, bần hàn, hao tài tốn của. Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39). – Thiên tặc: cung của bệnh tật, vận xui. Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455). – Tể tướng: biểu hiện của gia đạo hạnh phúc, con cái tài hoa, phúc khí đầy nhà. Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52). Có thể thấy, một ngôi nhà được xây dựng theo phong thủy chưa hẳn đã là lựa chọn tốt nếu nó không hợp với thước Lỗ Ban.
4.Cách sử dụng thước Lỗ Ban Ba loại thước Lỗ Ban thường dùng trong đo đạc nhà cửa là thước Lỗ Ban 38,8cm; 42,9cm và 52,2cm. Chúng được tích hợp vào các loại thước rút để tiện cho việc sử dụng.
– 38,8cm: đo âm trạch là đồ nội thất như bàn thờ, ghế, tủ hoặc mộ phần – 42,9cm: đo dương trạch mà chính xác là đo kích thước khổi xây dựng. – Thước Lỗ Ban 52,2cm: đo khối rỗng hoặc khoảng không thông thủy của ngôi nhà.
Nguyên tắc đo:
– Đo cửa: đo khoảng không khung cửa. – Với đo kích thước nhà: đo từ lớp lát sàn dưới lên mặt cốt sàn trên. – Đo nội thất: đo toàn bộ chiều rộng, chiều cao hoặc đường kính. Ứng dụng thước Lỗ Ban phổ biến nhất trên điện thoại
Thước Lỗ Ban for iOS Là ứng dụng giúp người dùng có thể đo kích thước ngay trên nền tảng của hệ điều hành iOS. Ứng dụng này được đánh giá là khá chính xác và dễ sử dụng. Với khả năng làm hài lòng khách hàng, đây là ứng dụng tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Chức năng của ứng dụng:
– Đo kích thước rỗng (thông thủy): Thước Lỗ Ban 52,2 cm
– Ứng dụng đo kích thước đặc: khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…): Thước Lỗ Ban 42,9 cm
Thước Lỗ Ban Đây là ứng dụng hết sức quen thuộc với người dùng chạy hệ điều hành Android. Thước Lỗ Ban giúp bạn tra cứu kích thước các đối tượng hợp Phong thủy. Thước Lỗ Ban được đặt tên theo người đầu tiên nghiên cứu và lập nên thước có tên là Lỗ Ban.
Sau rất nhiều năm đúc kết, Thước Lỗ Ban hiện được xây dựng trên kết quả của nghiên cứu cũng như chiêm nghiệm thực tế và được đưa ra thành quy luật để tra cứu, ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng công trình, các sản phẩm nội thất cũng như các công tác liên quan đến âm phần (mộ, huyệt…) Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Thước lỗ ban Online trên những website như: wonder, wedo, lichngaytot…
Với lịch sử lâu đời từ ngàn năm nay, thước Lỗ Ban dù không thể thay đổi vận mệnh mỗi người nhưng nó vẫn có tác dụng mạnh mẽ trong mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm hiểu biết về thước Lỗ Ban.
Nếu ví ngôi nhà như một cơ thể sống thì cửa sổ chính là đôi mắt, tạo nên nét duyên dáng cho ngôi nhà. Thiết kế cửa sổ đẹp với kiểu dáng và vị trí phù hợp có sức mạnh biến đổi toàn bộ diện mạo ngôi nhà, giúp những người sống trong đó được tiếp xúc với ánh sáng, không khí và cảnh quan ngoài trời.
Không chỉ cửa ra vào mới quan trọng mà những ô cửa sổ tưởng chừng như nhỏ bé lại có tác động to lớn đến diện mạo và bầu không khí của ngôi nhà. Cửa sổ giúp căn nhà trở nên thoáng đãng tự nhiên, là cửa ngõ kết nối con người với thiên nhiên. Để có những ô cửa xinh xắn, hợp lý trong nhà thì đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.
1.Vị trí và hướng mở cửa sổ Cửa sổ là mối liên kết không gian đặc biệt quan trọng giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà, chính vì thế, việc đặt vị trí và hướng của cửa sổ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa không khí lưu thông trong nhà và vẻ đẹp của căn nhà.
Sẽ thật sai lầm khi bạn lựa chọn vị trí mở cửa ở nơi thiếu ánh sáng, yếm khí và u ám bởi khi đó tiện ích của cửa sổ đã bị bỏ qua, đồng thời không gian sống cũng trở nên lãng phí. Nên mở cửa sổ ở nơi thoáng đãng để tầm nhìn không bị hạn chế và mang đến luồng không khí tươi mới cho căn phòng. Nhìn từ góc độ phong thủy, mở cửa sổ ở nơi thông thoáng còn mang đến vận khí tốt và những điều may mắn cho người sống trong nhà. Hướng tốt nhất để mở cửa sổ là hướng Đông Nam. Đây là hướng đông ấm, hè mát. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc mở cửa sổ ở hướng Nam, Bắc và Đông. Tránh mở cửa sổ ở hướng Tây vì đây là hướng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến ngôi nhà bức bối, đặc biệt là trong những ngày hè. Mặt khác cũng cần quan tâm tới hướng và vật cản phía trước cửa sổ như đá nhọn, cây khô, góc nhà hàng xóm.
2.Thiết kế cửa sổ với kích thước phù hợp Cửa sổ quá nhỏ khó đón được ánh sáng và luồng không khí trong lành, hạn chế tầm nhìn, hạn chế sự kết nối với bên ngoài, làm mất đi giá trị cửa sổ. Trong khi đó, cửa quá lớn sẽ choán hết phần diện tích và không gian trong phòng, làm nhiễu loạn trường khí trong nhà và gây ảnh hưởng đến kiến trúc phòng. Việc trang trí nhà và cửa sổ trong trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Cửa sổ nên có kích thước vừa phải, cân đối với diện tích căn phòng, diện tích nhà. Lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn kích thước theo nguyên tắc 3:1, tức là kích cỡ cửa sổ không vượt quá 30% kích cỡ cửa chính. Mặt khác, độ cao cửa sổ phải vượt quá độ cao trung bình của mọi người trong nhà, tạo cảm giác thoải mái khi đứng từ bên trong quan sát ra ngoài. Chiều cao cửa sổ thông thường nên cách sàn 80cm nhưng nếu ngôi nhà không cao lắm thì có thể trổ cửa sổ xuống sát sàn hoặc bằng chiều cao tối thiểu của thành giường (45cm) nhằm tận dụng được luồng khí tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hướng của ngôi nhà sẽ có mức ánh sáng và lưu lượng gió khác nhau. Nếu cửa ra vào nhà, phòng đã rộng, đón được nhiều ánh sáng tự nhiên thì nên thiết kế cửa sổ nhỏ lại. Còn nếu cửa ra vào nhỏ, hẹp thì nên thiết kế cửa sổ rộng rãi để đón được nhiều ánh sáng, từ đó cân bằng lượng ánh sáng và không khí trong nhà.
3. Số lượng cửa sổ hợp lý Trong không gian gia đình, số lượng cửa sổ nên vừa phải để đảm bảo sự lưu thông không khí giữa trong và ngoài nhà. Tránh làm quá nhiều cửa sổ sẽ làm mất cân bằng luồng khí, khiến cuộc sống gia đình căng thẳng, bị xáo trộn, mọi người trở nên bất an, khó tìm được cảm giác thư thái. Tuy nhiên, cũng không nên làm quá ít cửa sổ vì không khí bên trong sẽ bị đọng lại, không thu nạp được luồng khí mới, nhà trở nên tù túng. Về lâu, về dài, điều này sẽ gây nên tâm lý ức chế, ngột ngạt, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các thành viên trong nhà.
4. Lựa chọn cửa sổ sao cho hiệu quả? Có nhiều loại cửa sổ với ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng thiết kế nhà và yêu cầu của gia chủ. Có thể phân loại cửa sổ theo những tiêu chí sau:
Theo chức năng sử dụng – Cửa sổ lấy sáng: Đây là loại cửa sử dụng kính hoặc vật liệu cho ánh sáng xuyên qua. Loại cửa này phù hợp với các mảng tường hướng Bắc, Nam, Đông Bắc, là các hướng ít bị ảnh hưởng bởi ánh nắng hè gay gắt. Có thể kết hợp thêm rèm, mảnh để điều chỉnh lượng sáng và đảm bảo tính riêng tư. – Cửa sổ ngăn sáng: Loại cửa này làm bằng vật liệu đặc như gỗ, kim loại, nhựa, có hoặc không có lá chớp, phù hợp với mảng tường ở hướng Đông và Tây bởi tác dụng ngăn cản ánh sáng.
Phân theo cấu tạo – Cửa mở trượt: Cửa mở trượt hay được dùng bởi có giá thành rẻ và hệ phụ kiện đơn giản. Tuy vậy, kiểu cửa này có nhược điểm là cấu tạo hai cánh trượt song song với nhau hình thành khe hở ở giữa hai cánh. Dù các nhà sản xuất đã cố gắng khắc phục bằng cách dùng chổi quét chặn khe hở nhưng vẫn chưa thể đảm bảo độ kín, khít tuyệt đối. Mặt khác, cửa mở trượt chỉ mở được ½ diện tích cửa.
– Cửa sổ mở quay: Cửa sổ mở quay tương tự như cửa ra vào thông thường nhưng với kích thước khung cánh nhỏ hơn, có thể gồm một hoặc nhiều cánh. Tùy vào thiết kế và loại bản lề sử dụng mà cửa có các góc mở khác nhau. Loại cửa này thông gió tốt và cung cấp nhiều ánh sáng vào trong phòng, phù hợp bố trí ở hướng có tầm nhìn đẹp.
– Cửa sổ mở hất chữ A: Loại cửa này được sử dụng khi có không gian mở cửa đẩy ra bên ngoài, bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ bên dưới. Ưu điểm của cửa mở hất chữ A là có thể mở trong mọi điều kiện thời tiết, cho phép bạn tận hưởng làn gió mát lành và tránh mưa hắt vào phòng, phù hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ.
– Cửa sổ mở quay quanh trục giữa cánh: Loại cửa này lại có hai loại là quay quanh trục đứng hoặc quay quanh trục ngang. Trong đó, loại quay quanh trục đứng được sử dụng nhiều bởi khả năng thông gió tốt, phù hợp với những căn phòng mang phong cách hiện đại. – Cửa sổ cố định: Nhiều người còn gọi là vách cố định. Loại cửa này dùng để lấy sáng và cho tầm nhìn thoáng đãng nhưng không mở được, không cho lưu thông gió giữa bên trong và bên ngoài. Người ta thường sử dụng cửa sổ cố định cho các không gian lớn có tầm nhìn đẹp hoặc các phòng trên cao cần độ sáng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Có thể kết hợp cửa cố định với cửa mở để mở rộng tối đa diện tích cửa sổ.
5. Về chất liệu cửa sổ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, càng có nhiều loại vật liệu mới được đưa vào sử dụng trong xây dựng với giá thành hợp lý và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh các loại cửa gỗ tự nhiên truyền thống thì con có nhiều chất loại khác để người dùng lựa chọn như gỗ nhân tạo, cửa kính… Mặt khác, khung cửa sổ cũng đa dạng hơn, biến hóa từ nhiều chất liệu như sắt, thép, nhôm, inox hay nhựa…
Cửa gỗ Theo truyền thống, cửa sổ được làm từ gỗ. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn sử dụng vật liệu này để làm cửa ra vào, cửa sổ bởi gỗ cực kỳ linh hoạt. Độ bền của cửa gỗ tự nhiên phụ thuộc vào chất gỗ. Đối với loại gỗ cứng cao, chống mối mọt tốt như gỗ gụ, lim thì độ bền cửa có thể đạt từ vài chục cho tới cả trăm năm. Các loại gỗ mềm ít được sử dụng làm cửa vì nhanh hỏng, dễ mối mọt, độ bền chỉ đạt khoảng vài năm. Cửa làm từ gỗ công nghiệp có độ bền thấp hơn, dao động dưới 10 năm.
Cửa nhựa lõi thép Bởi tính chất không dẫn điện, dẫn nhiệt nên cửa nhựa lõi thép khá an toàn, cách âm, cách nhiệt tốt. Ưu điểm lớn nhất của cửa nhựa lõi thép là tuổi thọ cao, không bị oxy hóa bởi axit hay muối như cửa nhôm, không bị ăn mòn. Ngoài màu trắng phổ thông, cửa nhựa lõi thép còn có loại vân gỗ giống như thật, mang đến vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Tuy vậy, cửa nhựa lõi thép không phải là lựa chọn lý tưởng cho vị trí mặt tiền với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam bởi đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa khiến cửa nhựa dễ co ngót, nứt rạn và phai màu theo thời gian. Bên cạnh đó, cửa nhựa rẻ tiền có thể bị bột và gây tác động đến môi trường.
Cửa nhôm Với những ngôi nhà cần nhiều ánh sáng tự nhiên, cửa nhôm kính có lẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Khung nhôm dù mỏng vẫn có thể hỗ trợ tấm kính có diện tích lớn. Tuy nhiên, do đặc tính dẫn nhiệt của nhôm mà cửa sổ làm từ vật liệu này thường làm thất thoát nhiệt ra bên ngoài và dễ xảy ra hiện tượng ngưng tụ. Nhằm hạn chế tình trạng thất thoát nhiệt, có thể sử dụng kính hai lớp. Nhiều nhà sản xuất còn phủ thêm một lớp bảo vệ trên khung nhôm để ngăn tình trạng han gỉ. Cửa nhôm không chỉ bền mà còn ít cần bảo trì.
6.Bố trí cửa sổ tại các phòng ra sao? Phòng khách Phòng khách vốn là không gian có tần suất sử dụng nhiều nhất trong nhà, số lượng người sinh hoạt, đi lại qua đây cũng nhiều nên đòi hỏi phải thông thoáng, ánh sáng chan hòa. Thông thường, người ta sẽ bố trí số lượng cửa sổ ở phòng khách nhiều hơn so với các phòng khác trong nhà nhằm tạo được cảm giác khoáng đạt, thoải mái. Cửa sổ phòng khách cần được bố trí ở nơi đón gió tốt, có nhiều ánh sáng, tốt nhất là hướng Đông Nam của ngôi nhà. Hơn nữa, thay vì bố trí lắt nhắt nhiều cửa sổ thì nên dành một khoảng diện tích rộng, thậm chí là cả một mảng tường bằng vách kính để tạo góc nhìn thoáng và rộng.
Phòng ngủ Phòng ngủ có diện tích khá nhỏ và thường chỉ có một nơi duy nhất lấy ánh sáng tự nhiên là cửa sổ. Khác với phòng khách, vị trí trổ cửa sổ phòng ngủ thường khá hạn chế vì đây vốn là khu vực nghỉ ngơi, ánh sáng cần đủ nhưng không nên quá chói. Không nên trổ cửa sổ ở vị trí đầu giường hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm. Cửa sổ hướng Tây cũng không được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người ở trong đó.
Riêng với phòng ngủ của trẻ, không nên trổ quả nhiều cửa sổ hay thiết kế cửa quá to. Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích leo trèo nên để đảm bảo an toàn, cửa sổ phải có song gỗ, khung sắt hay lưới bảo vệ.
Phòng tắm Trước đây, phòng tắm thường nhỏ gọn, được bố trí ở nơi kín đáo, ít người thấy. Tuy nhiên, quan niệm thiết kế hiện đại đã thay đổi. Phòng tắm ngày càng được mở rộng nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào trong, giúp căn phòng luôn khô thoáng, sạch sẽ, ngăn ngừa ẩm mốc chứ không còn tối tăm, ẩm mốc. Chính vì vậy, cửa sổ phòng tắm có thể mở rộng tối đa về kích thước nhưng cần đảm bảo sự riêng tư nhất định bằng các biện pháp che chắn như trồng cây xanh, lắp rèm cửa, dán giấy mờ. Phòng bếp Tất nhiên, không phải gian bếp nào cũng có cửa sổ. Tuy nhiên, nếu căn bếp nhà bạn may mắn nằm ở vị trí có thể trổ cửa sổ, hãy bố trí cửa sao cho khoa học. Cửa sổ bếp nên bố trí về hướng Đông để đón ánh sáng dịu nhẹ của buổi sáng và làm dịu sức nóng trong quá trình nấu nướng. Bên cạnh đó, cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa sổ bếp nếu không muốn mùi dầu mỡ, thức ăn lan tỏa khắp nhà. Cửa sổ trong bếp nên cao hơn thành bệ bếp để ngăn nước văng ra và có thể tận dụng để đặt các vật dụng.
Rèm cửa Rèm cửa có tác dụng giảm bớt cường độ ánh sáng, mang đến cảm giác dịu nhẹ cho ngôi nhà và còn cản bụi từ bên ngoài. Theo nguyên tắc, nếu cửa sổ ở hướng đón nắng thì nên chọn rèm làm từ chất liệu dày dặn, màu sắc đậm hơn. Ngược lại, nếu cửa sổ khuất hướng nắng thì có thể dùng loại rèm mỏng, màu sắc nhạt. 7. Lưu ý yếu tố phong thủy khi thiết kế cửa sổ – Cửa sổ mở vào trong khi sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc loại cửa hướng vào bên trong nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy nhà ở, loại cửa sổ này có thể gây bất lợi cho đường công danh, sự nghiệp của các thành viên trong nhà. – Cửa sổ đối diện với đường thẳng, dài được xem là điềm xấu trong phong thủy. Những chiếc xe di chuyển trên con đường nhộn nhịp lái thẳng về phía cửa sổ có thể gây bất lợi cho sức khỏe và sự giàu có của gia chủ. – Trong bối cảnh đất chật người đông, các chủ đầu tư thường xây nhiều tòa nhà chọc trời san sát nhau dẫn tới tình trạng cửa sổ các tòa nhà đối diện nhau. Từ góc độ phong thủy, cửa sổ đối diện nhau là dấu hiệu của sự phá sản. – Cần tránh trổ cửa sổ đối diện với cửa ra vào nếu không muốn tiền tài, danh vọng tiêu tan vì khi đó, các nguồn năng lượng đi vào cửa chính bị hút ra ngoài qua cửa sổ theo một đường thẳng. Trong trường hợp không tìm được phương án bố trí khác thì có thể hóa giải bằng cách treo rèm hoặc đặt chậu cây cảnh trước cửa sổ để giữ lại vượng khí trong nhà. – Cửa sổ đối diện hay nhìn thấy hình chữ thập đều không tốt. Bởi, chữ thập đại diện cho bệnh viện, tôn giáo (cây thánh giá) có thể tác động xấu đến sức khỏe, làm kích động tinh thần. – Cửa sổ giống như đôi mắt của ngôi nhà nên cần được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ để dễ dàng đón sáng, đón không khí trong lành, tăng khả năng giao hòa giữa con người và thế giới bên ngoài.
Có nên để gương trong phòng ngủ hay không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Chúng ta biết rằng, gương là một vật dụng rất quen thuộc, nhiều chị em phụ nữ vì muốn tiết kiệm thời gian trang điểm mà để gương trong phòng ngủ. Vậy, phong thủy để gương trong phòng ngủ nên hay không nên? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Có nên để gương trong phòng ngủ hay không?
Trong khoa học phong thủy, gương là vật dụng có tác động đến may mắn, sức khỏe con người. Ví dụ, nếu đặt gương vào các vị trí cấm kỵ, rất có thể người trong phòng sẽ dễ bị bóng đè hoặc bị người cõi âm làm phiền. Ngược lại, nếu đặt gương đúng phong thủy, các thành viên trong gia đình sẽ bình an vô sự, may mắn đến nhà.
Có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên để gương trong phòng ngủ hay không? Theo một số quan điểm, gương là vật được cấu tạo bởi bạc và Natri. Các chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành nguồn năng lượng âm và ảnh hưởng đến con người. Vì thế, không nên đặt gương trong phòng ngủ.
Riêng các chuyên gia phong thủy cho rằng, việc đặt gương trong phòng ngủ chỉ có tác động xấu khi đặt sai cách, phạm vào điều kiêng kỵ.
Vậy, có nên để gương trong phòng ngủ hay không? câu trả lời là có.
Việc đặt gương trong phòng ngủ giúp chị em phụ nữ trang điểm, chuẩn bị trang phục dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc dưỡng da, làm đẹp cũng tiết kiệm thời gian hơn khi có sẵn gương trong phòng. Tuy nhiên, khi đặt gương soi trong phòng ngủ, các gia đình cần tránh các điều cấm kỵ để tránh vận rủi đến với mình.
2. Đặt gương soi trong phòng ngủ thế nào cho đúng?
– Cách đặt gương đúng
Nếu trong phòng có bàn trang điểm, tốt nhất là để gương ở góc khuất hoặc xoay gương ra hướng khác ( không soi vào giường ngủ).
Nếu không gian phòng ngủ ngỏ, không thể xoay chuyển gương hay bàn trang điểm. Bạn có thể sử dụng một tấm rèm để che phủ mặt gương, khi dùng có thể kéo lên, sau đó phủ lại. Đối với bàn trang điểm, tấm rèm phủ gương vừa dùng để trang trí, lại vừa tốt cho phong thủy.
Điều quan trọng khi đặt gương trong phòng ngủ là không được đối diện, phản chiếu thẳng vào giường của vợ chồng. Gương thuộc Kim, việc lắp đặt gương có ảnh hưởng lớn nhất tới mối quan hệ này.
Khi đặt gương trong phòng ngủ, tốt nhất bạn nên để gương sát tường, cùng chiều với đầu giường.
– Tránh đặt gương chiếu thẳng giường ngủ
Khi đặt gương soi chiếu thẳng vào giường ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy bất an. Điều này khiến giấc ngủ không được sâu, dễ giật mình tỉnh giấc. Bên cạnh đó, việc đặt gương ở vị trí này có có tác động xấu đến mối quan hệ của hai vợ chồng (dễ tranh cãi, bất hòa).
Với những chiếc tủ đựng quần áo trong phòng ngủ có gắn gương, bạn cũng nên lưu ý không để gương chiếu thẳng vào giường ngủ.
Nếu bạn vẫn muốn để gương soi đối diện giường ngủ, tốt nhất là bạn chọn loại gương 2 cánh, có thể đóng mở tùy ý. Như vậy, bạn có thể đặt gương ở bất kỳ vị trí nào mà không cần lo lắng sẽ bị phạm phong thủy.
– Chú ý đến hướng đặt gương
Theo các chuyên gia phong thủy, chọn đặt gương nên chú ý chọn các vị trí theo hướng Đông Nam, Bắc hoặc hướng Đông. Trong đó, hướng Đông là hướng tốt cho sức khỏe, hướng Đông Nam sẽ tốt cho sự nghiệp, đặt theo hướng Bắc sẽ giúp công danh tốt hơn.
Ngoài ra, chú ý không đặt gương đối diện với bàn làm việc vì sẽ khiến cho sự nghiệp của bạn bị ảnh hưởng.
Hy vọng rằng với những thông tin mà Đất Sài Thành chia sẻ trên đây, bạn sẽ chọn được vị trí đặt gương phù hợp với không gian phòng ngủ của mình nhất.
Chiều cao: 810mm tính từ đất lên đến mặt đá. Đây là kích thước chuẩn phong thủy và dành cho người Việt Nam.
Chiều rộng: chiều rộng mặt bếp là 610mm, thùng bếp có thể nhỏ hơn từ 2-4 cm.
Bếp trên: chiều rộng thông thường của bếp trên là 35-40cm, nếu vượt quá kích thước này khi thao tác nấu nướng bạn sẽ bị đụng đầu vào bếp.
Chiều cao: 700 – 800mm là kích thước chuẩn của bếp trên. Nhưng theo các thiết kế hiện nay, nhằm cho đẹp thì người ta sẽ làm thêm 1 tầng nữa gắn lên bếp chuẩn để cho tủ bếp trên có cấu tạo đụng trần. Điều này tạo nên vẻ đẹp cũng như tránh các bụi bặm đóng trên nóc tủ, mặc khác có thể chứa đựng được nhiều đồ đạc hơn.
Hướng dẫn chi tiết cách kê giường ngủ theo ngũ hành
Khoa học phong thủy trong những năm gần đây đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong việc thiết kế và bài trí không gian sống. Đặc biệt là khi đời sống nhân dân được nâng cao tạo điều kiện cho bộ môn khoa học phong thủy nhà ở có điều kiện phát triển tốt hơn. Đồng thời trong văn hóa Á Đông phong thủy đã là một phần văn hóa không thể tách rời đặc biệt với người Việt Nam. Việc kê hướng giường, hướng phòng ngủ sao cho hợp tuổi, hợp mệnh luôn là công việc được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này cho khách hàng Nội Thất Đồ Gỗ Việt xin hướng dẫn chi tiết cho bạn cách kê giường ngủ theo phong thủy cho từng mệnh trong ngũ hành để bạn tận hưởng một giấc ngủ ngon để luôn tràn trề năng lượng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Hướng dẫn ĐẶC BIỆT cách kê giường ngủ theo mệnh và tuổi
Cách kê giường ngủ cho người mệnh Kim – Mệnh Kim chia thành 6 loại gồm: Hải Trung Kim (1924,1948,1925,1985), Kiếm Phong Kim (1932,1992,1933,1993), Bạch Lạp Kim (1940,200,1941,2001), Sa Trung Kim (1954,2010,1955,2015), Kim Bạc Kim (1962,2022,1963,2023), Thoa Xuyến Kim (1970,1971). Trong đó Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim khắc Mộc nhưng tính Kim lại không thuần nên khó khắc chế được Mộc. Ngược lại Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim hợp với tính Hỏa cần Hỏa mà thành. Đây là 2 yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn đồ bày trí nội thất trong phòng ngủ cho khách hàng. – Mệnh Kim đứng đầu trong ngũ hành, tương sinh với mệnh Thổ và tương khắc với hành Hỏa. Chính vì vậy khi bày trí nội thất phòng ngủ hay giường ngủ cần chú ý đến những sắc màu có lợi cho mệnh Kim như màu vàng, màu bạc, màu bạch kim, màu nâu đất, màu socola hay màu xanh nước biển, xanh da trời bởi Kim sinh Thủy khá là hợp với nhau. Tránh sử dụng những gam màu nóng như màu đỏ, màu cam… để tránh xung khắc với nhau. – Hướng đặt giường ngủ: Bản sinh mệnh Kim nên đặt giường ngủ ở hướng Tây Bắc, Tây đây là những phương vị thuộc Thổ trong ngũ hành có lợi cho người mệnh Kim. Ngoài ra bạn có thể đặt ở những hướng tốt khác như hướng Tây Nam và Đông Bắc. – Phụ kiện phòng ngủ mà người mệnh Kim nên chọn là những đồ vật có tính Thổ như vật liệu làm bằng đá, bằng sứ, thủy tinh.. là phù hợp nhất. Ngoài ra nên đặt thêm một vài chậu cây nhỏ trong phòng ngủ để mang thêm sinh khí đến cho mọi người. Trong ngũ hành Kim khắc Mộc nên hoàn toàn có thể khắc chế một cách dễ dàng nên bạn không cần lo lắng về yếu tố xung khắc với nhau.
Kê giường ngủ ngủ dành cho người mệnh Mộc – Mệnh Mộc chia thành 6 loại bao gồm Đại Lâm Mộc (1928,1988,1929,1989), Dương Liễu Mộc (1942,2002,1943,2003), Tùng Bách Mộc (1950,2010,1951,2011), Bình Địa Mộc (1958,2018,1959,2019), Tang Đố Mộc (1972,1973), Thạch Lựu Mộc (1980,1981). Trong đó Bình Địa Mộc không sợ Kim mà cần Kim để thành hình, còn lại 5 loại Mộc kia đều kỵ Kim rất mạnh. – Trong ngũ hành Mộc đứng thứ Hai, kỵ với hành Kim và khắc chế tốt hành Thổ và cực hợp với Thủy bởi Thủy sinh Mộc. Do đó khi chọn màu vật trang trí hay nội thất phòng ngủ nên ưu tiên những sắc màu thuộc thủy như màu lam, màu xanh dương, màu đen, màu xanh lá cây, màu xám… Không được sử dụng màu trắng, bạc, ánh kim vì thuộc Kim kị với Mộc. – Hướng kê giường ngủ: Nên chọn những hướng tốt như hướng Bắc, hướng Nam, hướng Đông và Đông Nam đây là những phương vị hợp Mộc giúp mang đến may mắn,tài lộc và sức khỏe rất tốt cho gia chủ. Hướng nên tránh là hướng Tây, Tây Bắc bởi đây là hướng chính Kim đại kỵ với Mộc. – Đồ phụ kiện và đồ trang trí nên chọn những món đồ nội thất gỗ thuần tự nhiên là tốt nhất, có thể đặt thêm chậu cây cảnh để mang đến sự tươi mới và sức sống mạnh mẽ hơn cho gia chủ.
Người mệnh Thổ nên kê giường ngủ như thế nào?
Kê giường theo hướng phong thủy cho người mệnh Thủy – Thủy đứng thứ 4 trong ngũ hành và được chia thành 6 loại nhỏ bao gồm Giản Hạ Thủy (1936,1996,1937,1997), Tuyền Trung Thủy (1944,2004,1945,2005), Trường Lưu Thủy (1952,2012,1953,2013), Thiên Hà Thủy (1966,1967), Đại Khê Thủy (1974,1975), Đại Hải Thủy (1982,1983). Trong đó Đại Hải Thủy hay Thiên Hà Thủy không sợ Thổ khắc còn lại các loại Thủy kia đều kỵ Thổ. – Trong ngũ hành Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc do đó nên chọn những sắc màu để trang trí phòng ngủ như màu bạch kim, màu vàng, màu bạc, màu xanh lá cây.. Hạn chế sử dụng những sắc màu như màu nâu đất, màu đỏ, màu cam, màu xám, màu vàng đất… bởi đây là những màu sắc thuộc hành Thổ và Hỏa rất xung khắc và kỵ với người mệnh Thủy. – Hướng kê giường hợp phong thủy cho người mệnh Thủy nên chọn đó là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Nam.. Nên tránh những phương vị như Đông Bắc, Tây Nam bởi đây là những hướng thuộc hành Thổ đại kỵ với mệnh Thủy. – Với đồ trang trí hoặc phụ kiện trong phòng ngủ nên tránh những món đồ thuộc về hành Thổ như đồ dùng bằng sứ, bằng đá… nên chọn những đồ dùng thuần gỗ tự nhiên hoặc vật liệu bằng inox là tốt nhất.
Kê giường ngủ phong thủy cho người mệnh Hỏa – Đứng cuối trong ngũ hành là hành Hỏa bao gồm 6 loại là Lư Trung Hỏa (1926,1986,1927,1987), Sơn Đầu Hỏa (1934,1994, 1935,1995) Tích Lịch Hỏa (1948,1949), Sơn Hạ Hỏa (1956,1957), Phú Đăng Hỏa (1964,1965), Thiên Thượng Hỏa (1978,1979). Trong đó Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa đại kỵ với Thủy, Thiên Thượng Hỏa hay Tích Lịch Hỏa lại rất hợp Thủy tuy nhiên không nên quá lạm dụng. – Trong ngũ hành Thủy khắc Hỏa nên tránh màu xanh đậm, xanh dương, màu lam, màu đen xung khắc với Hỏa. Màu sắc nên chọn là màu đỏ, hồng, tím màu xanh lá, màu trắng, màu ánh kim bởi đây là những màu thuộc Mộc, Mộc sinh Hỏa rất tốt cho gia chủ mệnh Hỏa. – Hướng phòng ngủ nên chọn những hướng thuộc Mộc như Đông Nam, Đông và Nam là những phương vị rất tốt. Nên tránh hướng Bắc bởi đây là phương vị thuộc hành Thủy đại kỵ với người mệnh Hỏa. Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng chất liệu gỗ để đảm bảo yếu tố ngũ hành cũng như tạo nên sự ấm áp và gần gũi trong phòng ngủ của mình. Ngoài ra có thể đặt thêm một số chậu cây cảnh hay treo tranh phong thủy hợp mệnh đều rất thích hợp. – Một vài kiến thức nho nhỏ được chia sẻ trên đây hi vọng rằng có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách giường ngủ theo hướng hợp phong thủy và phương vị để mang đến những lợi ích tích cực nhất cho cuộc sống và vận mệnh của bạn. Chúc bạn cân đối một cách hài hòa giữa tính thẩm mỹ và phong thủy tốt nhất để có được không gian thư giãn và nghỉ ngơi tuyệt vời của riêng mình.-
Vì sao nên mua sản phẩm nội thất trọn bộ cho nhà ở?
Ngày nay, việc mua sắm đồ nội thất cho không gian nhà ở là vô cùng cần thiết. Bởi mua nội thất trọn bộ không chỉ làm tăng giá trị cho ngôi nhà, mà còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân. Nhưng việc chọn những đồ nội thất một cách rời rạc, không thống nhất ngôn ngữ thiết kế sẽ làm xấu đi mọi thứ. Thậm chí làm giảm giá trị căn nhà. Dưới đây là 3 lý do bạn nên quan tâm khi mua sản phẩm nội thất trọn bộ cho gia đình nhà mình.
1. Tiết kiệm thời gian mua sắm Bạn luôn cảm thấy tuyệt vời với công việc lên ý tưởng để làm đẹp cho ngôi nhà. Thế nhưng nó thật không mấy dễ dàng. Khi đi vào thực tế, bạn sẽ thật đau đầu khi phải giải quyết những điều phát sinh. Bạn sẽ phải xử lí vô số thông tin như: phong cách, chất liệu, thiết kế, màu sắc, kích thước, đẹp, xấu, phù hợp hay không? v.v… Nếu có sự tư vấn từ các nhà thiết kế nội thất, các kts, Bạn sẽ được tư vấn về các mẫu kiểu dáng thiết kế, cũng như màu sắc nào phù hợp lối kiến trúc ngôi nhà. Việc của bạn là chỉ cần ra quyết định và mang chúng về nhà. Vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn thỏa mãn niềm vui mua sắm phải không nào? Lợi thế đặc biệt khi mua nội thất trọn bộ là sự đồng bộ phong cách, đồng bộ không gian, hòa hợp về kiểu dáng và màu sắc. Giúp bạn hân hoan, tái tạo năng lượng nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa là gia tăng được giá trị căn nhà, có tính thanh khoản nhanh chóng (nếu bạn là người kinh doanh BDS) 2.Tiết kiệm chi phí. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ gia đình khi mua trọn bộ nội thất bạn sẽ tiết kiệm được 10% – 30% chi phí. Bạn không những tiết kiệm được tổng tiền mua từng sản phẩm mà ngoài ra bạn còn nhận được sư tư vấn miễn phí, sự đảm bảo về chất lượng và cam kết bảo hành với từng sản phẩm. Khi mua nội thất theo bộ, bạn sẽ luôn có nhận được những chương trình hấp dẫn cho nội thất trọn bộ. 3.Tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng và thẩm mỹ khi mua nội thất trọn bộ Với mỗi bộ nội thất, các nhà thiết kế luôn luôn chú trọng vào trải nghiệm sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của người dùng. Từ đó đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. Tất cả các món đồ nội thất trong bộ sản phẩm luôn phải đảm bảo 3 yếu tố là: Công dụng, thiết kế và gắn kết với toàn bộ nội thất còn lại của căn nhà. Chính vì những điều đó, việc chọn mua sản phẩm nội thất trọn bộ sẽ luôn là sự lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn.
Lát cầu thang bằng gỗ công nghiệp là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay nhờ chi phí rẻ, chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà.
Cầu thang gỗ công nghiệp là loại cầu thang được ốp từ những tấm ván gỗ công nghiệp, thay vì sử dụng gỗ tự nhiên, đá hay kính cường lực. Nếu vẫn đang phân vân có nên chọn cầu thang gỗ công nghiệp hay không, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 1.Đặc điểm, phân loại cầu thang gỗ công nghiệp Gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế, thi công nhà ở thường gồm 3 loại chính là MDF, MFC và HDF. Vì không phải loại gỗ công nghiệp nào cũng thích hợp để làm cầu thang nên gia chủ nên nắm rõ ưu nhược điểm và công năng riêng của từng loại.
Gỗ MDF làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo tiêu chuẩn. Ưu điểm của loại gỗ này là không bị nứt gãy, mềm mịn, chống cong vênh, ít bị mối mọt. Loại gỗ này chịu nước kém và không có độ dẻo dai nên thường được dùng để làm phần thô các đồ nội thất.
Gỗ MFC được làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo nghiền vụn, trộn với keo chuyên dụng rồi ép dưới nhiệt độ cao, sau đó phủ lớp melamine. Loại gỗ này chịu nhiệt tốt, bề mặt có khả năng chống trầy xước, thường được dùng làm bàn, tủ kê, vách… Nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị phồng khi gặp nước và hạn chế tạo dáng sản phẩm.
Gỗ HDF cũng có cấu tạo tương tự gỗ MDF nhưng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, đa dạng hơn về màu sơn. Gỗ HDF có độ bền cao, bề mặt trơn bóng và chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Do đó, loại gỗ này thường được dùng để làm phần thô đồ nội thất cao cấp, ván sàn hay tấm ốp cầu thang.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, nếu việc thi công đảm bảo và tránh nước tốt trong quá trình sử dụng, tuổi thọ của cầu thang gỗ công nghiệp có thể lên đến 15 năm.
1.1: Cầu thang làm từ gỗ công nghiệp có một số ưu điểm nổi bật như:
Chi phí rẻ: So với nhiều loại cầu thang khác như cầu thang gỗ tự nhiên hay cầu thang kính, chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp tiết kiệm hơn nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Mẫu mã đa dạng: Cầu thang gỗ công nghiệp khá đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Hơn nữa, màu vân gỗ đẹp và không bị đổi màu cũng mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn để sở hữu một không gian sống như ý.
Nhiều đặc tính ưu việt: Các tấm gỗ trước khi thi công lắp đặt đều đã được qua xử lý nên có khả năng chống mối mọt, cong vênh. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp có đặc tính không bị ngưng tụ hơi nước nên vào mùa nồm ẩm, gia chủ sẽ không lo nền cầu thang bị trơn trượt. Khác với cầu thang bằng đá hay kính, cầu thang gỗ thường ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Thi công đơn giản: Việc thi công cầu thang gỗ công nghiệp chủ yếu sử dụng các tấm gỗ, vít, đinh, keo chuyên dụng nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cầu thang bê tông hay cầu thang đá.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng cầu thang gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là tuổi thọ không quá cao trong khi có loại gỗ tự nhiên có tuổi thọ vĩnh cửu. Hơn nữa, gỗ công nghiệp hút nước nên khi thi công phải đảm bảo bề mặt gỗ được sơn 4-7 lớp chống thấm, đồng thời hạn chế để nước đọng trên bề mặt gỗ khi sử dụng. 1.2: Một nhược điểm khác của gỗ công nghiệp là họa tiết, đường vân trên gỗ không độc đáo, phong phú và đẹp như gỗ tự nhiên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cầu thang và tổng thể ngôi nhà.
Về phân loại, hiện nay có 2 loại cầu thang gỗ công nghiệp cơ bản là cầu thang nẹp mũi bậc và cầu thang liền mũi.
Cầu thang gỗ công nghiệp nẹp mũi bậc: Loại cầu thang này sẽ cần dùng đến những tấm gỗ dày 12mm, khổ 1.220×2.440mm cùng những phụ kiện đi kèm như phào nẹp chân tường, nẹp mũi bậc. Vì vậy, việc thi công loại cầu thang này khá phức tạp và tốn thời gian.
Cầu thang gỗ công nghiệp liền mũi: Việc thi công loại cầu thang này đơn giản, nhanh gọn hơn, chỉ cần lắp đặt những ván gỗ có sẵn nhưng chi phí cao hơn. Được đánh giá là phù hợp với phong cách nhà ở hiện đại nên dòng sản phẩm này được khá nhiều gia đình lựa chọn.
2.Chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp So với nhiều loại vật liệu làm cầu thang khác như đá, kính, giá cầu thang gỗ công nghiệp có phần rẻ hơn và chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên. Tùy vào điều kiện kinh tế, gia chủ nên cân nhắc để chọn loại gỗ phù hợp nhất, đó có thể là những loại sàn gỗ bình dân giá 200.000-400.000 đồng/m2 như gỗ công nghiệp Đức, Malaysia, Thái Lan hoặc gỗ công nghiệp Việt Nam, Trung Quốc… Hoặc ở phân khúc cao cấp hơn với giá khoảng trên 600.000 đồng/m2 gia chủ có thể cân nhắc chọn sàn gỗ Quickstep, Kronoswiss… Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là không nên sử dụng loại sàn gỗ giá rẻ để đảm bảo an toàn bởi cầu thang là nơi mọi người trong gia đình thường xuyên đi lại.
Bên cạnh đó, chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào loại tấm gỗ cầu thang mà bạn chọn. Cụ thể, cầu thang làm từ tấm HDF lớn cắt thành từng tấm sẽ rẻ hơn cầu thang nguyên mặt bậc nhưng hình thức cầu thang dạng tấm HDF sẽ không đẹp bằng cầu thang nguyên tấm.
Về mức giá cụ thể, mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt thường HDF chống ẩm có đơn giá khoảng 850.000 đồng/m2, giá bậc chéo khoảng 1.100.000 đồng/m2.
Mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt xanh MDF chịu nước có đơn giá khoảng 1.100.000 đồng/m2. Giá mặt bậc chéo khoảng 1.430.000 đồng/m2. 3. Những lưu ý khi thiết kế, sử dụng Để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho mọi người trong nhà khi sử dụng cầu thang, gia chủ nên nắm được những thông số cơ bản và xem xét đến hiện trạng ngôi nhà, thói quen sinh hoạt trước khi đưa ra quyết định.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, bạn có thể chọn sàn mặt bóng hoặc mặt sần. Mỗi loại sàn có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với vị trí cầu thang và đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc mật độ di chuyển qua cầu thang nhiều, bạn nên chọn mặt sàn loại sần để tránh trơn trượt và tránh hiện tượng bề mặt sàn bị xước.
Bạn cũng nên xem xét đến bố cục ngôi nhà để tìm vị trí đặt cầu thang. Cầu thang gỗ công nghiệp không nên đặt tại những khu vực gần nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh để tránh bị mối mọt. Nếu cầu thang được bố trí gần cửa sổ hoặc ở phía nắng có thể chiếu vào, bạn nên sử dụng rèm che mỏng để hạn chế ánh nắng.
Một lưu ý quan trọng là cầu thang cần đáp ứng những thông số cơ bản để đảm bảo an toàn cho mọi người. Nếu diện tích nhà quá nhỏ, bạn cũng cần cân nhắc kỹ nếu muốn làm cầu thang gỗ.
– Chiều cao thường là 3,6m, gồm 24 bậc – Độ rộng một vế thang nên tối thiểu là 90cm – Độ rộng mặt bậc tối thiểu là 25cm, tối đa là 30cm – Độ cao cổ bậc nên trong khoảng 15-18cm
– Độ caolan can nên là 1,1m
– Gờ của mặt bậc nên là 2cm – Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ là 90cm, cứ 11 bậc nên có 1 chiếu nghỉ
Ngoài việc đảm bảo những thông số cơ bản trên, việc vệ sinh, lau chùi cũng cần được lưu ý và làm đúng cách để nâng cao tuổi thọ của cầu thang gỗ. Cụ thể, trước khi lau chùi, bạn nên hút bụi trước và không nên dùng vật cứng cạo vết bẩn trên sàn để tránh làm xước bề mặt sàn. Tốt nhất, bạn nên dùng nước ấm, chổi lông mềm hoặc khăn mềm ẩm để lau sàn, hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học hoặc nước rửa có mùi thơm, màu nhuộm để không tạo vết loang và làm hỏng bề mặt sàn. Nếu muốn sàn được sáng bóng, bạn nên để sàn khô tự nhiên, sau đó lau lại một lần bằng khăn mềm khô.
Có nên thuê thiết kế nội thất không là băn khoăn của không ít gia chủ khi bắt tay vào hoàn thiện tổ ấm mới. Để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Một số người vì mong muốn ngôi nhà thật hoàn hảo mà không do dự thuê ngay đơn vị thiết kế uy tín. Nhưng cũng có nhiều người muốn tiết kiệm chi phí mà quyết định không thuê thiết kế thi công và tự tìm hiểu, mua sắm đồ theo ý thích hoặc nghĩ tự tham khảo trên mạng là đủ. Vậy có nên thuê thiết kế nội thất không hay tự mình thiết kế nhà? Trước hết, hãy cùng phân tích ưu, nhược điểm của hai cách làm này.
1.Tự thiết kế nội thất
Ưu điểm:
Khi tự mình thiết kế nhà, gia chủ được dịp sáng tạo trong cách sắp xếp, bài trí không gian sống phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân cũng như của các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà khi đó sẽ mang đậm gu thẩm mỹ, cá tính và phong cách riêng của gia chủ.
Việc tự tay thiết kế nội thất giúp chủ nhà tiết kiệm một khoản chi phí thuê đơn vị thiết kế nội thất. Số tiền tiết kiệm có thể dùng để mua sắm đồ nội thất, đồ trang trí hoặc để bù vào chi phí thi công nội thất.
Chủ nhà cũng có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến thiết kế và được trải nghiệm thú vị với việc bài trí, sắp xếp đồ đạc, tìm hiểu nhu cầu cũng như sở thích của các thành viên trong nhà.
Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng tự tay thiết kế nội thất chưa bao giờ là việc đơn giản. Do là người tay ngang trong lĩnh vực, chủ nhà khó có thể hiểu biết rõ về công trình dù cho đó là ngôi nhà của họ. Chủ nhà sẽ phải dành rất nhiều thời gian (vài tuần cho tới vài tháng) để tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng ngôi nhà cũng như các kiến thức về thiết kế nội thất.
Dân nghiệp dư sẽ khó hiểu và khó nắm bắt được hết những yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế để có một không gian đẹp, phù hợp. Điều này có thể dẫn tới những sai sót xảy ra, chẳng hạn như kích thước nội thất không tương ứng diện tích nhà, thiếu tính thống nhất trong màu sắc hay kiểu dáng đồ dùng.
Vì bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế nội thất nên có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa các chi tiết nội thất, dẫn tới phải sửa chữa, thay thế gây tốn kém tiền bạc không đáng có.
2. Thuê đơn vị thiết kế nội thất
Ưu điểm:
Các đơn vị thiết kế thi công nội thất thường quy tụ đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Họ là những người có đầu óc sáng tạo và kiến thức chuyên môn vững vàng nên dễ dàng đưa ra những lời tư vấn, những phương án giúp tạo ra tổ ấm hài hòa, đảm bảo cân đối giữa tính thẩm mỹ và công năng, đồng thời khai thác triệt để không gian.
Thuê đơn vị thiết kế là phương pháp tiết kiệm thời gian. Gia chủ sẽ không mất thời gian tìm hiểu kiến thức về thiết kế nội thất, lập bản vẽ thiết kế hay giám sát thi công.
Các đơn vị thiết kế thường có sẵn xưởng sản xuất nội thất hoặc liên kết với các xưởng nội thất nên sẽ tiếp cận được những sản phẩm tốt, đồng bộ với giá thành hợp lý. Mặt khác, họ cũng có kinh nghiệm để tính toán lượng vật tư vừa đủ, tránh được những chi phí phát sinh không đáng có.
Công ty thiết kế thi công chuyên nghiệp có trách nhiệm giám sát để đảm bảo mọi hạng mục từ lớn đến nhỏ đều được hoàn thiện giống như bản vẽ 3D.
Đơn vị thiết kế, thi công sẽ chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra.
Nhược điểm:
Chủ nhà sẽ phải chi trả thêm một khoản phí nhất định (khoảng 100-150 nghìn/m2). Một số đơn vị có thể khuyến mãi chi phí thiết kế cho khách hàng lựa chọn thiết kế thi công trọn gói, bạn nên lưu ý điều này.
Nếu thiếu sáng suốt khi lựa chọn đơn vị thiết kế thi công nội thất, chủ nhà có thể gặp phải đơn vị thiết kế non kém, không có tiêu chuẩn cụ thể để giám sát hay đánh giá chất lượng công việc, sử dụng vật liệu rẻ tiền, không có cam kết tiến độ rõ ràng… dẫn đến trong quá trình sử dụng sau bàn giao, chủ nhà phải sửa chữa tốn kém, chắp vá.
3. Vậy có nên thuê thiết kế nội thất không?
Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục, thuê đơn vị thiết kế là giải pháp tối ưu, tiết kiệm hơn cả với những người ngoại đạo không có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về thiết kế nội thất. Các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra các tính toán, thiết kế cân đối nhằm tối đa không gian sống, đảm bảo được tính thẩm mỹ lần công năng trong khoảng ngân sách cho phép. Còn nếu tự tin vào gu thẩm mỹ, kiến thức kỹ thuật của bản thân thì bạn có thể tự thi công hoàn thiện căn hộ để tiết kiệm chi phí.
4.Kinh nghiệm thuê thiết kế nội thấtHiện nay, nhiều gia chủ có xu hướng thuê thiết kế thi công nội thất bởi những ưu điểm của dịch vụ này mang lại. Khi đó, cần ghi nhớ những lời khuyên dưới đây.
Hiểu rõ hình thức thiết kế, thi công nội thất hiện nay
Hiện có hai hình thức thuê thiết kế, thi công nội thất phổ biến là:
Thiết kế thi công trọn gói: Với hình thức này, đơn vị thiết kế sẽ thực hiện toàn bộ các công đoạn từ A đến Z, chủ nhà chỉ cần xách vali đến ở. Ưu điểm của hình thức này là chủ nhà phải trả nhiều chi phí hơn nhưng không mất thời gian giám sát quá trình thi công mà ngôi nhà được hoàn thiện sát với bản vẽ thiết kế đã chốt. Với hình thức này, đơn vị thiết kế cũng có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, chẳng hạn như miễn phí thiết kế hay chiết khấu phần trăm.
Thi công theo thiết kế có sẵn: Chủ nhà đã lên ý tưởng và có sẵn bản vẽ 3D, công ty nội thất chịu trách nhiệm bóc tách và tiến hành thi công nội thất. Khi lựa chọn hình thức thi công theo thiết kế có sẵn, chủ nhà sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhưng có thể phải gánh chịu rủi ro khi đơn vị thi công chưa hiểu hết ý đồ của người thiết kế, gây ra tình trạng thiếu liền mạch, thiếu thống nhất.
Tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị thiết kế
Các công ty thiết kế nội thất mọc lên ngày càng nhiều và cạnh tranh rất gay gắt. Trước những lời quảng cáo hoa mỹ, khách hàng dễ bị phân tâm và bối rối không biết công ty nào tốt để chọn thuê. Do vậy, cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về đơn vị mình sắp thuê như hồ sơ pháp lý, hồ sơ sản phẩm đã thực hiện, phản hồi của khách hàng…
Không chỉ dựa vào giá cả để quyết định
Phần lớn khách hàng thường đưa ra quyết định hợp tác với các đơn vị thiết kế “chào giá” thấp hơn. Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, bạn chớ vội lao đầu vào những công ty thiết kế với giá quá rẻ bởi trong lĩnh vực thiết kế nội thất có rất nhiều chủng loại vật liệu với mức giá chênh lệch đáng kể. Việc lựa chọn đơn vị đưa ra mức giá thấp hơn nhưng chất lượng vật liệu không đảm bảo có thể dẫn tới những thiệt hại kinh tế trong tương lai bởi số tiền bỏ ra để bảo trì, sửa chữa trong tốn kém hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được hiện tại. Hãy so sánh, cân nhắc dựa trên thông tin về vật liệu, chủng loại, đồng thời yêu cầu bên thi công gửi báo giá chi tiết bao gồm cả vật liệu chính, phụ kiện, chất liệu sơn phủ bề mặt…
Tin tưởng kiến trúc sư
Khi đã thuê kiến trúc sư, chủ nhà nên thảo luận kỹ càng về nhu cầu, sở thích cũng như ý tưởng của gia đình ngay từ đầu. Sau đó, nên toàn tâm toàn ý giao việc thiết kế nội thất cho kiến trúc sư, để họ được tự do sáng tạo và hiện thực hóa các đề xuất của chủ nhà trong bản thiết kế.
Làm hợp đồng cụ thể, rõ ràng
Một bản hợp đồng rõ ràng, cụ thể là điều cần thiết khi bắt tay vào hợp tác trong bất cứ lĩnh vực nào, nhất là khi thuê đơn vị thiết kế nội thất. Trong hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản cụ thể về chi phí, thời hạn thanh toán, thời hạn bàn giao, bảo hành… để tránh những tranh chấp không đáng có về sau.