Cửa gỗ Composite là một dòng cửa gỗ chịu nước đang hot nhất trên thị trường. Chúng sử dụng các vật liệu chất lượng tốt nhất hiện nay, có tính ổn định cao, đa dạng về màu sắc cũng như phong cách thiết kế. Dòng cửa này sở hữu độ an toàn cao, thực sự vững chắc. Cửa gỗ Composite có khả năng chịu nước 100%, chịu lực tốt, cách âm, cách nhiệt tốt. bảo vệ khung cửa khiến chúng không gặp vấn đề về cong vênh, bong tróc, xước sát hay mục nát sau thời gian dài sử dụng. Hiện trên thị trường, cửa gỗ Composite BIG Door là một trong số ít các nhà sản xuất uy tín, được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bởi: Cửa gỗ Composite của BIG Door sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Chúng được tạo thành từ khung phụ gỗ nhựa cứng, và sau đó được lấp đầy bằng vật liệu gỗ công nghiệp composite (bao gồm bột gỗ, PVC và chất phụ gia tang cứng) mật độ cao tạo thành lõi. Cuối cùng, vật liệu được bao phủ bởi lớp vỏ gỗ nhựa cứng bên ngoài. Mỗi sản phẩm BIG Door đưa ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo độ bền vượt thời gian. Độ bền của cửa được phản ánh bởi chính sách bảo hành toàn diện lên tới 05 năm. Chúng còn được kết hợp với hệ thống phụ kiện: khóa cửa, tay nắm, bản lề… cao cấp, đảm bảo sử dụng lâu dài mà không cần thay mới thường xuyên.
Đặc biệt, cửa gỗ Composite của BIG Door có mẫu mã đa dạng, độc đáo giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn với giá thành phải chăng, cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường mà chất lượng luôn tốt nhất. (Nguồn: sưu tầm)
Bỏ túi kinh nghiệm chọn mua tủ quần áo gỗ ép chất lượng
Bạn đang muốn lựa chọn một chiếc tủ quần áo gỗ ép cho gia đình mình. Thế nhưng, bạn gặp nhiều khó khăn không biết nên chọn sản phẩm nào mới là tốt nhất. Nguyên nhân vì có quá nhiều loại tủ khác nhau như tủ quần áo cửa lùa, tủ hai cánh, ba cánh… Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cũng như lưu ý quan trọng khi mua loại tủ này.
Vì sao tủ quần áo bằng gỗ ép được nhiều người ưa chuộng? Tủ quần áo được làm từ chất liệu gỗ ép (gỗ công nghiệp) là một sản phẩm rất quen thuộc đối với nhiều người. Những mẫu tủ quần áo bằng gỗ ép này được sản xuất theo quy trình hiện đại nên luôn đảm bảo chất lượng tốt, độ thẩm mỹ cao, độ bền cao. Việc sử dụng tủ quần áo gỗ ép làm vật dụng trang trí nội thất có nhiều ưu điểm nổi bật sau:
Kiểu dáng mẫu mã đa dạng phong phú, phù hợp với nhu cầu sở thích của mỗi người Các mẫu tủ quần áo gỗ ép thường được thiết kế kiểu dáng đẹp mắt, hiện đại nhưng không kém phần tinh tế. Tùy vào nhu cầu sử dụng hay sở thích mà bạn có thể đặt các mẫu tủ quần áo phù hợp với không gian căn phòng của mình. Có nhiều mẫu tủ quần áo sẽ được thiết kế hai ngăn, ba ngăn hoặc các loại tủ cửa lùa giúp tiết kiệm được không gian tối đa.
Độ bền khá cao Về độ bền của loại tủ quần áo gỗ ép này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Do hầu hết các loại tủ này được sản xuất từ gỗ dăm ép nhỏ trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Từ đó, giúp độ bền của sản phẩm không bị cong vênh, mối mọt như các sản phẩm tủ gỗ thông thường.
Khả năng chịu nhiệt, chịu độ ẩm ở mức tốt nhất Trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam có độ ẩm cao thì việc sử dụng tủ quần áo gỗ ép là lựa chọn hoàn hảo nhất. Vì chất liệu gỗ ép khả năng chống ẩm, chịu nhiệt cao nên sản phẩm ít bị tình trạng mối mọt hay bị hư hỏng khi sử dụng thời gian dài.
Dễ dàng vệ sinh, chùi rửa Bề mặt của tủ quần áo gỗ ép được phủ một lớp nhựa trơn bóng nên rất tiện lợi cho người dùng khi vệ sinh, tiết kiệm công sức lau dọn. Đồng thời, lớp nhựa sẽ giúp sản phẩm luôn sáng bóng, sạch sẽ, trông như mới. Giá thành phải chăng, hợp lý so với túi tiền của người dùng. Giá của tủ quần áo gỗ ép so với các loại tủ gỗ tự nhiên rẻ hơn rất nhiều. Thế nên, sản phẩm rất phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi gia đình. Bên cạnh đó, có rất nhiều mẫu tủ quần áo được thiết kế thông minh tích hợp kệ để giày, kệ để tivi…sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thêm nhiều khoản chi phí khác.
Những mẫu tủ quần áo gỗ ép hiện nay
Tủ quần áo gỗ ép cửa lùa
Mẫu tủ quần áo này là sự lựa chọn thích hợp cho những căn nhà có diện tích hẹp hay những căn hộ 2 phòng ngủ hoặc 1 phòng ngủ như hiện nay. Tủ quần áo cửa lùa sẽ giúp không gian căn phòng bạn trở nên gọn gàng thoáng đãng hơn nhưng vẫn không kém phần sang trọng, hiện đại.
Tủ quần áo 2 cánh chất liệu gỗ ép Nếu diện tích căn phòng của bạn quá nhỏ hẹp và không thể sử dụng được những mẫu tủ có kích thước lớn thì việc sở hữu những mẫu tủ quần áo 2 cánh này sẽ rất phù hợp với không gian phòng bạn. Tủ quần áo gỗ ép 2 cánh này rất phổ biến với nhiều hộ gia đình. Các nhà sản xuất cũng rất chú trọng đến thiết kế sản phẩm nên thường ra nhiều màu sắc trang nhã, hiện đại, làm nổi bật được căn phòng của bạn.
Tủ quần áo gỗ ép có gắn gương
Với phụ nữ thì gương là một vật dụng không thể thiếu. Đặc biệt, những mẫu tủ quần áo có gắn gương lại là một sản phẩm hết sức tiện lợi. Hiểu được tâm lý đó, nên các nhà sản xuất đã thiết kế dòng tủ này để các chị em khi lấy quần áo từ tủ ra có thể ngắm nghía xem bộ đồ nào phù hợp với mình. Tủ quần áo bằng gỗ ép có kệ trang trí, kệ để TV Để giúp cho người dùng có được không gian rộng rãi hơn cho căn phòng của mình, đồng thời cũng tiết kiệm được phần nào chi phí cho việc mua kệ trang trí hay kệ treo TV. Giờ đây, tủ quần áo gỗ ép tích hợp kệ thông minh là giải pháp hữu hiệu nhất cho bạn. Điều này sẽ làm cho căn phòng của bạn trông sáng sủa, thoáng đãng mà vẫn thu hút và ấn tượng trong mắt nhiều người.
Vị trí đặt tủ quần áo bằng gỗ ép hợp lý nhất trong căn phòng
Tủ quần áo đặt đầu giường ngủ Cách sắp xếp bố trí tủ quần áo ở vị trí đầu giường sẽ chia tách căn phòng thành 2 khu vực với 2 chức năng: khu vực giường ngủ và nơi thay đồ. Lựa chọn này cực kì thích hợp với những phòng ngủ có hình dạng dài và hẹp.
Đặt tủ quần áo dọc theo giường Đây là một trong những cách trang trí giường ngủ phổ biến nhưng vẫn khá hiệu quả với những căn phòng có diện tích dài và hẹp. Cách đặt tủ dọc theo chiều dài giường này cũng là giải pháp tốt cho những căn phòng diện tích chiều ngang không được thuận tiện.
Đặt tủ ở phía cuối giường Đối với những căn phòng mà người dùng có xu hướng thích đặt giường sát vào tường thì những chiếc tủ quần áo gỗ ép nên được đặt ở phía dưới cuối giường. Việc bố trí tủ như vậy không những giúp phân tách phòng ngủ thành 2 khu vực riêng mà còn có thể tận dụng để trang trí những vật nhỏ xinh cho phòng ngủ trở nên xinh xắn, ấm cúng hơn.
Vì sao nên mua sản phẩm nội thất trọn bộ cho nhà ở?
Ngày nay, việc mua sắm đồ nội thất cho không gian nhà ở là vô cùng cần thiết. Bởi mua nội thất trọn bộ không chỉ làm tăng giá trị cho ngôi nhà, mà còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân. Nhưng việc chọn những đồ nội thất một cách rời rạc, không thống nhất ngôn ngữ thiết kế sẽ làm xấu đi mọi thứ. Thậm chí làm giảm giá trị căn nhà. Dưới đây là 3 lý do bạn nên quan tâm khi mua sản phẩm nội thất trọn bộ cho gia đình nhà mình.
1. Tiết kiệm thời gian mua sắm Bạn luôn cảm thấy tuyệt vời với công việc lên ý tưởng để làm đẹp cho ngôi nhà. Thế nhưng nó thật không mấy dễ dàng. Khi đi vào thực tế, bạn sẽ thật đau đầu khi phải giải quyết những điều phát sinh. Bạn sẽ phải xử lí vô số thông tin như: phong cách, chất liệu, thiết kế, màu sắc, kích thước, đẹp, xấu, phù hợp hay không? v.v… Nếu có sự tư vấn từ các nhà thiết kế nội thất, các kts, Bạn sẽ được tư vấn về các mẫu kiểu dáng thiết kế, cũng như màu sắc nào phù hợp lối kiến trúc ngôi nhà. Việc của bạn là chỉ cần ra quyết định và mang chúng về nhà. Vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn thỏa mãn niềm vui mua sắm phải không nào? Lợi thế đặc biệt khi mua nội thất trọn bộ là sự đồng bộ phong cách, đồng bộ không gian, hòa hợp về kiểu dáng và màu sắc. Giúp bạn hân hoan, tái tạo năng lượng nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa là gia tăng được giá trị căn nhà, có tính thanh khoản nhanh chóng (nếu bạn là người kinh doanh BDS) 2.Tiết kiệm chi phí. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ gia đình khi mua trọn bộ nội thất bạn sẽ tiết kiệm được 10% – 30% chi phí. Bạn không những tiết kiệm được tổng tiền mua từng sản phẩm mà ngoài ra bạn còn nhận được sư tư vấn miễn phí, sự đảm bảo về chất lượng và cam kết bảo hành với từng sản phẩm. Khi mua nội thất theo bộ, bạn sẽ luôn có nhận được những chương trình hấp dẫn cho nội thất trọn bộ. 3.Tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng và thẩm mỹ khi mua nội thất trọn bộ Với mỗi bộ nội thất, các nhà thiết kế luôn luôn chú trọng vào trải nghiệm sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của người dùng. Từ đó đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. Tất cả các món đồ nội thất trong bộ sản phẩm luôn phải đảm bảo 3 yếu tố là: Công dụng, thiết kế và gắn kết với toàn bộ nội thất còn lại của căn nhà. Chính vì những điều đó, việc chọn mua sản phẩm nội thất trọn bộ sẽ luôn là sự lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn.
Nội thất gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, muốn sở hữu một ngôi nhà hoàn thiện, tiện nghi. Gia chủ không thể bỏ qua lựa chọn nội thất bàn ghế phòng ăn. Vậy nên lựa chọn kiểu bàn ghế ăn như thế nào? Cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những bộ bàn ghế đẹp hút hồn, được ưa chuộng nhất trên thị trường qua bài viết sau.
1.Combo bàn Concorde ghế Grace armchair Là sự kết hợp hoàn hảo giữa bàn Concorde và ghế Grace Armchair. Bàn Concorde không còn là thương hiệu mới mẻ trên thị trường. Loại bàn này ra đời vào năm 2009 và do nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Emmanuel Gallina sáng tạo ra. Với sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, bàn Concorde đã chiếm trọn trái tim người tiêu dùng. Thiết kế bàn ăn gồm 2 phần. Mặt bàn có chất liệu đá, họa tiết vân đá vô cùng tự nhiên với sắc trắng trang nhã. Chân bàn ăn chế tác từ gỗ, xếp tạo hình liên kết độc đáo và chắc chắn. Bàn ăn Concorde kích thước 1m4 làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ sồi, gỗ óc chó và da. Đây là sự kết hợp hoàn hảo mang đến phong cách tự nhiên và cổ điển cho phòng ăn nhà bạn.
Đi kèm với bàn Concorde là ghế Grace armchair – một sản phẩm nội thất khác của Emmanuel Gallina. Ghế Grace armchair mang đến sự thoải mái nhờ thiết kế lưng tựa và tay vịn. Qua đó, người sử dụng sẽ không cảm thấy bị mỏi lưng, đau nhức trong khi dùng bữa. Bởi ghế ăn có kích thước hoàn hảo và được bọc một lớp đệm êm ái. Bộ bàn ghế đẹp của nhà thiết kế Emmanuel Gallina quả thực là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình.
2.Combo bàn Concorde ghế Wishbone đan dây Ngoài ghế Grace armchair tinh tế, quý khách hàng có thể thay thế bằng ghế Wishbone đan dây để kết hợp với bàn Concorde.
Ghế Wishbone đan dây là một ý tưởng nội thất sáng tạo của Hans J.Wegner vào năm 1949. Sản phẩm này là mẫu nội thất được yêu thích hàng chục năm qua. Thiết kế của nó không quá cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt vời. Ghế Wishbone với thiết kế lưng mảnh dẻ với một mảnh gỗ ở chính giữa để tạo điểm tựa. Điểm độc đáo và sáng tạo của ghế Wishbone chính là phần đệm ngồi đan dây tỉ mỉ và độc đáo. Chân ghế chắc chắn, được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Phong cách hiện đại pha lẫn cổ điển của Concorde với Wishbone đan dây đậm nét Mid-century. Đây được coi là một sự kết hợp hài hòa, độc đáo thích hợp với mọi kiến trúc bếp ăn hiện nay.
3.Combo bàn Concorde ghế Ventura
Có lẽ, phong cách độc lạ của Concorde có thể phù hợp với mọi phong cách nội thất, kiến trúc. Chính vì thế, chúng ta có thể dễ dàng kết hợp nó với Grace armchair hay Wishbone dây đan. Và bây giờ, OnWood muốn giới thiệu thêm ghế Ventura thời thượng đến quý khách hàng.
Tận dụng bàn Concorde kết hợp với ghế Ventura, gia chủ đã có ngay một bộ bàn ghế đẹp mà không kém phần sáng tạo.
Ghế ventura mang đậm phong cách hiện đại, thiết kế của nó tạo lên sự khỏe khoắn. Ghế ventura không có tay vịn, lưng và đệm ghế bọc vải êm ái, mềm mại. Chân ghế chắc chắn, thiết kế đơn giản, chế tác từ gỗ tự nhiên bền đẹp. Chính vì thế, ghế ventura là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người không chuộng kiểu ghế armchair hay dây đan.
4.Combo bàn Twist ghế Elbow Bàn Twist là một trong số những mẫu bàn ăn được ưa chuộng nhất hiện nay. Không giống như bàn Concorde, bàn Twist được chế tác từ 100% chất liệu gỗ. Kích cỡ của bàn Twist đạt tiêu chuẩn với chiều dài 1m4 rộng và thoải mái, phù hợp với gia đình từ 4-6 người. Phần chân bàn thiết kế đơn giản, đảm bảo thăng bằng và vững chãi cho bàn ăn. Để làm nổi bật không gian bằng sự trang nhã, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế thì bàn Twist và ghế Elbow là sự lựa chọn hoàn hảo.
5.Combo bàn Howard và ghế Ventura Bên cạnh bàn Concorde và ghế Ventura. Quý khách hàng có thể thay thế bằng bàn ăn Howard mà không làm mất đi phong cách của không gian phòng ăn. Thiết kế bàn ăn Howard có nét tương đồng giống Concorde. Tuy nhiên, thiết kế phần chân bàn đơn giản, thích hợp với những ai yêu thích sự trang nhã, giản dị. Mặt bàn cũng được chế tác từ đá tự nhiên, sắc trắng lộ vân đá độc đáo tạo điểm nhấn. Kết hợp kiểu bàn này với ghế Ventura phóng khoáng thì quả là tuyệt vời. (Nguồn : sưu tầm)
Lát cầu thang bằng gỗ công nghiệp là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay nhờ chi phí rẻ, chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà.
Cầu thang gỗ công nghiệp là loại cầu thang được ốp từ những tấm ván gỗ công nghiệp, thay vì sử dụng gỗ tự nhiên, đá hay kính cường lực. Nếu vẫn đang phân vân có nên chọn cầu thang gỗ công nghiệp hay không, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 1.Đặc điểm, phân loại cầu thang gỗ công nghiệp Gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế, thi công nhà ở thường gồm 3 loại chính là MDF, MFC và HDF. Vì không phải loại gỗ công nghiệp nào cũng thích hợp để làm cầu thang nên gia chủ nên nắm rõ ưu nhược điểm và công năng riêng của từng loại.
Gỗ MDF làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo tiêu chuẩn. Ưu điểm của loại gỗ này là không bị nứt gãy, mềm mịn, chống cong vênh, ít bị mối mọt. Loại gỗ này chịu nước kém và không có độ dẻo dai nên thường được dùng để làm phần thô các đồ nội thất.
Gỗ MFC được làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo nghiền vụn, trộn với keo chuyên dụng rồi ép dưới nhiệt độ cao, sau đó phủ lớp melamine. Loại gỗ này chịu nhiệt tốt, bề mặt có khả năng chống trầy xước, thường được dùng làm bàn, tủ kê, vách… Nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị phồng khi gặp nước và hạn chế tạo dáng sản phẩm.
Gỗ HDF cũng có cấu tạo tương tự gỗ MDF nhưng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, đa dạng hơn về màu sơn. Gỗ HDF có độ bền cao, bề mặt trơn bóng và chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Do đó, loại gỗ này thường được dùng để làm phần thô đồ nội thất cao cấp, ván sàn hay tấm ốp cầu thang.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, nếu việc thi công đảm bảo và tránh nước tốt trong quá trình sử dụng, tuổi thọ của cầu thang gỗ công nghiệp có thể lên đến 15 năm.
1.1: Cầu thang làm từ gỗ công nghiệp có một số ưu điểm nổi bật như:
Chi phí rẻ: So với nhiều loại cầu thang khác như cầu thang gỗ tự nhiên hay cầu thang kính, chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp tiết kiệm hơn nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Mẫu mã đa dạng: Cầu thang gỗ công nghiệp khá đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Hơn nữa, màu vân gỗ đẹp và không bị đổi màu cũng mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn để sở hữu một không gian sống như ý.
Nhiều đặc tính ưu việt: Các tấm gỗ trước khi thi công lắp đặt đều đã được qua xử lý nên có khả năng chống mối mọt, cong vênh. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp có đặc tính không bị ngưng tụ hơi nước nên vào mùa nồm ẩm, gia chủ sẽ không lo nền cầu thang bị trơn trượt. Khác với cầu thang bằng đá hay kính, cầu thang gỗ thường ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Thi công đơn giản: Việc thi công cầu thang gỗ công nghiệp chủ yếu sử dụng các tấm gỗ, vít, đinh, keo chuyên dụng nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cầu thang bê tông hay cầu thang đá.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng cầu thang gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là tuổi thọ không quá cao trong khi có loại gỗ tự nhiên có tuổi thọ vĩnh cửu. Hơn nữa, gỗ công nghiệp hút nước nên khi thi công phải đảm bảo bề mặt gỗ được sơn 4-7 lớp chống thấm, đồng thời hạn chế để nước đọng trên bề mặt gỗ khi sử dụng. 1.2: Một nhược điểm khác của gỗ công nghiệp là họa tiết, đường vân trên gỗ không độc đáo, phong phú và đẹp như gỗ tự nhiên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cầu thang và tổng thể ngôi nhà.
Về phân loại, hiện nay có 2 loại cầu thang gỗ công nghiệp cơ bản là cầu thang nẹp mũi bậc và cầu thang liền mũi.
Cầu thang gỗ công nghiệp nẹp mũi bậc: Loại cầu thang này sẽ cần dùng đến những tấm gỗ dày 12mm, khổ 1.220×2.440mm cùng những phụ kiện đi kèm như phào nẹp chân tường, nẹp mũi bậc. Vì vậy, việc thi công loại cầu thang này khá phức tạp và tốn thời gian.
Cầu thang gỗ công nghiệp liền mũi: Việc thi công loại cầu thang này đơn giản, nhanh gọn hơn, chỉ cần lắp đặt những ván gỗ có sẵn nhưng chi phí cao hơn. Được đánh giá là phù hợp với phong cách nhà ở hiện đại nên dòng sản phẩm này được khá nhiều gia đình lựa chọn.
2.Chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp So với nhiều loại vật liệu làm cầu thang khác như đá, kính, giá cầu thang gỗ công nghiệp có phần rẻ hơn và chỉ bằng 1/3 so với gỗ tự nhiên. Tùy vào điều kiện kinh tế, gia chủ nên cân nhắc để chọn loại gỗ phù hợp nhất, đó có thể là những loại sàn gỗ bình dân giá 200.000-400.000 đồng/m2 như gỗ công nghiệp Đức, Malaysia, Thái Lan hoặc gỗ công nghiệp Việt Nam, Trung Quốc… Hoặc ở phân khúc cao cấp hơn với giá khoảng trên 600.000 đồng/m2 gia chủ có thể cân nhắc chọn sàn gỗ Quickstep, Kronoswiss… Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là không nên sử dụng loại sàn gỗ giá rẻ để đảm bảo an toàn bởi cầu thang là nơi mọi người trong gia đình thường xuyên đi lại.
Bên cạnh đó, chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào loại tấm gỗ cầu thang mà bạn chọn. Cụ thể, cầu thang làm từ tấm HDF lớn cắt thành từng tấm sẽ rẻ hơn cầu thang nguyên mặt bậc nhưng hình thức cầu thang dạng tấm HDF sẽ không đẹp bằng cầu thang nguyên tấm.
Về mức giá cụ thể, mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt thường HDF chống ẩm có đơn giá khoảng 850.000 đồng/m2, giá bậc chéo khoảng 1.100.000 đồng/m2.
Mặt bậc cầu thang dày 12mm và cổ bậc làm từ ván cốt xanh MDF chịu nước có đơn giá khoảng 1.100.000 đồng/m2. Giá mặt bậc chéo khoảng 1.430.000 đồng/m2. 3. Những lưu ý khi thiết kế, sử dụng Để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho mọi người trong nhà khi sử dụng cầu thang, gia chủ nên nắm được những thông số cơ bản và xem xét đến hiện trạng ngôi nhà, thói quen sinh hoạt trước khi đưa ra quyết định.
Khi chọn làm cầu thang gỗ công nghiệp, bạn có thể chọn sàn mặt bóng hoặc mặt sần. Mỗi loại sàn có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với vị trí cầu thang và đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc mật độ di chuyển qua cầu thang nhiều, bạn nên chọn mặt sàn loại sần để tránh trơn trượt và tránh hiện tượng bề mặt sàn bị xước.
Bạn cũng nên xem xét đến bố cục ngôi nhà để tìm vị trí đặt cầu thang. Cầu thang gỗ công nghiệp không nên đặt tại những khu vực gần nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh để tránh bị mối mọt. Nếu cầu thang được bố trí gần cửa sổ hoặc ở phía nắng có thể chiếu vào, bạn nên sử dụng rèm che mỏng để hạn chế ánh nắng.
Một lưu ý quan trọng là cầu thang cần đáp ứng những thông số cơ bản để đảm bảo an toàn cho mọi người. Nếu diện tích nhà quá nhỏ, bạn cũng cần cân nhắc kỹ nếu muốn làm cầu thang gỗ.
– Chiều cao thường là 3,6m, gồm 24 bậc – Độ rộng một vế thang nên tối thiểu là 90cm – Độ rộng mặt bậc tối thiểu là 25cm, tối đa là 30cm – Độ cao cổ bậc nên trong khoảng 15-18cm
– Độ caolan can nên là 1,1m
– Gờ của mặt bậc nên là 2cm – Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ là 90cm, cứ 11 bậc nên có 1 chiếu nghỉ
Ngoài việc đảm bảo những thông số cơ bản trên, việc vệ sinh, lau chùi cũng cần được lưu ý và làm đúng cách để nâng cao tuổi thọ của cầu thang gỗ. Cụ thể, trước khi lau chùi, bạn nên hút bụi trước và không nên dùng vật cứng cạo vết bẩn trên sàn để tránh làm xước bề mặt sàn. Tốt nhất, bạn nên dùng nước ấm, chổi lông mềm hoặc khăn mềm ẩm để lau sàn, hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học hoặc nước rửa có mùi thơm, màu nhuộm để không tạo vết loang và làm hỏng bề mặt sàn. Nếu muốn sàn được sáng bóng, bạn nên để sàn khô tự nhiên, sau đó lau lại một lần bằng khăn mềm khô.
Những kinh nghiệm thiết kế nội thất dưới đây có thể giúp bạn trang trí, sắp xếp căn hộ chung cư của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp mà vẫn toát lên vẻ hiện đại, sang trọng.
1.Lựa chọn phong cách thiết kế Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư cho thấy, tìm được phong cách thiết kế chủ đạo sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nội thất cho ngôi nhà. Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau để bạn có thể tham khảo như phong cách hiện đại, phong cách tân cổ điển, phong cách tối giản, phong cách Hitech, phong cách Á Đông truyền thống… Tùy thuộc vào sở thích của bạn và các thành viên trong gia đình cùng kiến trúc căn hộ mà bạn lựa chọn phong cách thiết kế nội thất sao cho phù hợp. Phong cách thiết kế căn hộ kiểu Nhật Bản
2.Lựa chọn nội thất cho căn hộ chung cư Tùy thuộc vào diện tích của căn hộ mà bạn lựa chọn sử dụng nội thất mua sẵn hoặc nội thất thiết kế. Nếu căn hộ của bạn có diện tích lớn, bạn có thể sử dụng những bộ sofa có sẵn trong các showroom mà không cần bỏ thêm tiền để họ thiết kế riêng cho mình. Với những căn hộ có diện tích nhỏ, bạn nên sử dụng nội thất thiết kế riêng, được đóng để phù hợp với diện tích căn hộ và ý định của bạn. Thêm một điểm nữa mà bạn cần lưu tâm khi chọn nội thất cho căn hộ đó chính là vật liệu nội thất. Sẽ có nhiều người khuyên bạn rằng nên chọn gỗ công nghiệp vừa rẻ lại vừa đẹp. Đây cũng là một nhận định đúng bởi loại gỗ này có giá thành khá rẻ, thiết kế và mẫu mã, màu sắc đa dạng, phù hợp với túi tiền của mọi người. Tuy nhiên, giá thành rẻ có thể sẽ đi liền với chất lượng kém, nội thất gỗ công nghiệp đẹp trong thời gian đầu nhưng chỉ sau một thời gian sử dụng chúng sẽ nhanh bị bong các lớp gỗ dán, ép và tạo điều kiện cho mối mọt xâm nhập, phá hủy.
Do đó, bạn nên bỏ ra một khoản đầu tư lớn để sử dụng lâu dài, không lo mối mọt sẽ là hướng đi thông minh mà lại tiết kiệm hơn rất nhiều.
3.Chọn màu sắc chủ đạo Với những không gian căn hộ rộng, thông thoáng và có tầm nhìn đẹp, bạn có thể tùy chọn màu sắc mà mình yêu thích cho sơn tường, lát nền, màu nội thất bên trong như sofa phòng khách, bàn ăn, tủ bếp… Tuy nhiên, màu sắc vẫn phải hài hòa với tổng thể căn phòng. Với những không gian căn hộ nhỏ, diện tích khiêm tốn, bạn nên sử dụng tông màu sáng như màu trắng, màu kem, màu vàng nhạt… để làm cho căn hộ trở nên thoáng và rộng hơn.
4.Bài trí nội thất Sau khi hoàn thành xong tất cả các bước trên, bạn sẽ phải bài trí nội thất sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy nhất. Với từng loại không gian, chúng ta có các lưu ý khác nhau. Chẳng hạn như với không gian phòng khách, bạn nên bố trí sofa ở gần khu vực cửa sổ, ban công để tạo luồng khí lưu thông tốt nhất, đem lại sự thoải mái tối đa cho gia chủ và các vị khách khi trò chuyện. Với không gian phòng bếp và phòng ăn, bạn nên bài trí hợp lý, hài hòa và tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi.
Với không gian phòng ngủ bạn không nên kê giường đối diện với cửa phòng vệ sinh hay đối diện với gương bởi như vậy có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế nội thất căn hộ chung cư rất thực tế được tổng hợp dựa trên ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư có kinh nghiệm xây nhà đẹp, chung cư cao cấp cũng như những người đã từng trải qua công việc thiết kế nội thất cho căn hộ của mình. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tự mình tạo dựng không gian sống tuyệt vời. ( Nguồn: sưu tầm)
Có nên thuê thiết kế nội thất không là băn khoăn của không ít gia chủ khi bắt tay vào hoàn thiện tổ ấm mới. Để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Một số người vì mong muốn ngôi nhà thật hoàn hảo mà không do dự thuê ngay đơn vị thiết kế uy tín. Nhưng cũng có nhiều người muốn tiết kiệm chi phí mà quyết định không thuê thiết kế thi công và tự tìm hiểu, mua sắm đồ theo ý thích hoặc nghĩ tự tham khảo trên mạng là đủ. Vậy có nên thuê thiết kế nội thất không hay tự mình thiết kế nhà? Trước hết, hãy cùng phân tích ưu, nhược điểm của hai cách làm này.
1.Tự thiết kế nội thất
Ưu điểm:
Khi tự mình thiết kế nhà, gia chủ được dịp sáng tạo trong cách sắp xếp, bài trí không gian sống phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân cũng như của các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà khi đó sẽ mang đậm gu thẩm mỹ, cá tính và phong cách riêng của gia chủ.
Việc tự tay thiết kế nội thất giúp chủ nhà tiết kiệm một khoản chi phí thuê đơn vị thiết kế nội thất. Số tiền tiết kiệm có thể dùng để mua sắm đồ nội thất, đồ trang trí hoặc để bù vào chi phí thi công nội thất.
Chủ nhà cũng có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến thiết kế và được trải nghiệm thú vị với việc bài trí, sắp xếp đồ đạc, tìm hiểu nhu cầu cũng như sở thích của các thành viên trong nhà.
Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng tự tay thiết kế nội thất chưa bao giờ là việc đơn giản. Do là người tay ngang trong lĩnh vực, chủ nhà khó có thể hiểu biết rõ về công trình dù cho đó là ngôi nhà của họ. Chủ nhà sẽ phải dành rất nhiều thời gian (vài tuần cho tới vài tháng) để tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng ngôi nhà cũng như các kiến thức về thiết kế nội thất.
Dân nghiệp dư sẽ khó hiểu và khó nắm bắt được hết những yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế để có một không gian đẹp, phù hợp. Điều này có thể dẫn tới những sai sót xảy ra, chẳng hạn như kích thước nội thất không tương ứng diện tích nhà, thiếu tính thống nhất trong màu sắc hay kiểu dáng đồ dùng.
Vì bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế nội thất nên có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa các chi tiết nội thất, dẫn tới phải sửa chữa, thay thế gây tốn kém tiền bạc không đáng có.
2. Thuê đơn vị thiết kế nội thất
Ưu điểm:
Các đơn vị thiết kế thi công nội thất thường quy tụ đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Họ là những người có đầu óc sáng tạo và kiến thức chuyên môn vững vàng nên dễ dàng đưa ra những lời tư vấn, những phương án giúp tạo ra tổ ấm hài hòa, đảm bảo cân đối giữa tính thẩm mỹ và công năng, đồng thời khai thác triệt để không gian.
Thuê đơn vị thiết kế là phương pháp tiết kiệm thời gian. Gia chủ sẽ không mất thời gian tìm hiểu kiến thức về thiết kế nội thất, lập bản vẽ thiết kế hay giám sát thi công.
Các đơn vị thiết kế thường có sẵn xưởng sản xuất nội thất hoặc liên kết với các xưởng nội thất nên sẽ tiếp cận được những sản phẩm tốt, đồng bộ với giá thành hợp lý. Mặt khác, họ cũng có kinh nghiệm để tính toán lượng vật tư vừa đủ, tránh được những chi phí phát sinh không đáng có.
Công ty thiết kế thi công chuyên nghiệp có trách nhiệm giám sát để đảm bảo mọi hạng mục từ lớn đến nhỏ đều được hoàn thiện giống như bản vẽ 3D.
Đơn vị thiết kế, thi công sẽ chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra.
Nhược điểm:
Chủ nhà sẽ phải chi trả thêm một khoản phí nhất định (khoảng 100-150 nghìn/m2). Một số đơn vị có thể khuyến mãi chi phí thiết kế cho khách hàng lựa chọn thiết kế thi công trọn gói, bạn nên lưu ý điều này.
Nếu thiếu sáng suốt khi lựa chọn đơn vị thiết kế thi công nội thất, chủ nhà có thể gặp phải đơn vị thiết kế non kém, không có tiêu chuẩn cụ thể để giám sát hay đánh giá chất lượng công việc, sử dụng vật liệu rẻ tiền, không có cam kết tiến độ rõ ràng… dẫn đến trong quá trình sử dụng sau bàn giao, chủ nhà phải sửa chữa tốn kém, chắp vá.
3. Vậy có nên thuê thiết kế nội thất không?
Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục, thuê đơn vị thiết kế là giải pháp tối ưu, tiết kiệm hơn cả với những người ngoại đạo không có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về thiết kế nội thất. Các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra các tính toán, thiết kế cân đối nhằm tối đa không gian sống, đảm bảo được tính thẩm mỹ lần công năng trong khoảng ngân sách cho phép. Còn nếu tự tin vào gu thẩm mỹ, kiến thức kỹ thuật của bản thân thì bạn có thể tự thi công hoàn thiện căn hộ để tiết kiệm chi phí.
4.Kinh nghiệm thuê thiết kế nội thấtHiện nay, nhiều gia chủ có xu hướng thuê thiết kế thi công nội thất bởi những ưu điểm của dịch vụ này mang lại. Khi đó, cần ghi nhớ những lời khuyên dưới đây.
Hiểu rõ hình thức thiết kế, thi công nội thất hiện nay
Hiện có hai hình thức thuê thiết kế, thi công nội thất phổ biến là:
Thiết kế thi công trọn gói: Với hình thức này, đơn vị thiết kế sẽ thực hiện toàn bộ các công đoạn từ A đến Z, chủ nhà chỉ cần xách vali đến ở. Ưu điểm của hình thức này là chủ nhà phải trả nhiều chi phí hơn nhưng không mất thời gian giám sát quá trình thi công mà ngôi nhà được hoàn thiện sát với bản vẽ thiết kế đã chốt. Với hình thức này, đơn vị thiết kế cũng có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, chẳng hạn như miễn phí thiết kế hay chiết khấu phần trăm.
Thi công theo thiết kế có sẵn: Chủ nhà đã lên ý tưởng và có sẵn bản vẽ 3D, công ty nội thất chịu trách nhiệm bóc tách và tiến hành thi công nội thất. Khi lựa chọn hình thức thi công theo thiết kế có sẵn, chủ nhà sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhưng có thể phải gánh chịu rủi ro khi đơn vị thi công chưa hiểu hết ý đồ của người thiết kế, gây ra tình trạng thiếu liền mạch, thiếu thống nhất.
Tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị thiết kế
Các công ty thiết kế nội thất mọc lên ngày càng nhiều và cạnh tranh rất gay gắt. Trước những lời quảng cáo hoa mỹ, khách hàng dễ bị phân tâm và bối rối không biết công ty nào tốt để chọn thuê. Do vậy, cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về đơn vị mình sắp thuê như hồ sơ pháp lý, hồ sơ sản phẩm đã thực hiện, phản hồi của khách hàng…
Không chỉ dựa vào giá cả để quyết định
Phần lớn khách hàng thường đưa ra quyết định hợp tác với các đơn vị thiết kế “chào giá” thấp hơn. Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, bạn chớ vội lao đầu vào những công ty thiết kế với giá quá rẻ bởi trong lĩnh vực thiết kế nội thất có rất nhiều chủng loại vật liệu với mức giá chênh lệch đáng kể. Việc lựa chọn đơn vị đưa ra mức giá thấp hơn nhưng chất lượng vật liệu không đảm bảo có thể dẫn tới những thiệt hại kinh tế trong tương lai bởi số tiền bỏ ra để bảo trì, sửa chữa trong tốn kém hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được hiện tại. Hãy so sánh, cân nhắc dựa trên thông tin về vật liệu, chủng loại, đồng thời yêu cầu bên thi công gửi báo giá chi tiết bao gồm cả vật liệu chính, phụ kiện, chất liệu sơn phủ bề mặt…
Tin tưởng kiến trúc sư
Khi đã thuê kiến trúc sư, chủ nhà nên thảo luận kỹ càng về nhu cầu, sở thích cũng như ý tưởng của gia đình ngay từ đầu. Sau đó, nên toàn tâm toàn ý giao việc thiết kế nội thất cho kiến trúc sư, để họ được tự do sáng tạo và hiện thực hóa các đề xuất của chủ nhà trong bản thiết kế.
Làm hợp đồng cụ thể, rõ ràng
Một bản hợp đồng rõ ràng, cụ thể là điều cần thiết khi bắt tay vào hợp tác trong bất cứ lĩnh vực nào, nhất là khi thuê đơn vị thiết kế nội thất. Trong hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản cụ thể về chi phí, thời hạn thanh toán, thời hạn bàn giao, bảo hành… để tránh những tranh chấp không đáng có về sau.
Sản phẩm nội thất làm từ gỗ tự nhiên thường tăng giá trị theo thời gian
Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp trong những khu rừng nguyên sinh hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Những sản phẩm nội thất chế biến từ gỗ tự nhiên thường có giá trị cao và mang vẻ đẹp vô cùng tinh tế, sang trọng.
Khám phá vẻ đẹp của đồ gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên vốn đã sở hữu vẻ đẹp mộc mạc và thân thiện cùng gam màu ấm cúng do đó khi được tạo hình thành những vật dụng nội thất như: bàn ghế, tủ giường… sẽ càng tôn lên nét trang nhã, thanh tao, tinh tế cho ngôi nhà.
Điểm đặc biệt của gỗ tự nhiên là tùy thuộc vào khu vực địa lý sinh trưởng mà mỗi thân cây sẽ có màu sắc và hình thù vân gỗ khác nhau, tạo nên nét độc đáo riêng biệt mà các sản phẩm công nghiệp khó có được. Vì vậy, mỗi loại đồ gỗ tự nhiên khi thành phẩm sẽ có giá trị cao hơn và được các khách hàng ưa chuộng.
Ưu điểm của đồ gỗ tự nhiên?
Khi nhắc đến đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên thì mọi người thường chia sẻ về những ưu điểm nổi bật của các loại sản phẩm này; bao gồm:
1. Tính liên kết chắc chắn
Các loại đồ gỗ tự nhiên qua công đoạn phơi, tẩm sấy nghiêm ngặt thường có tính liên kết cao nên độ chắc chắn, chịu lực cũng hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp.
2. Độ bền chắc
Khác với các sản phẩm nội thất thông thường, đồ gỗ tự nhiên có độ bền cao và gia tăng giá trị theo thời gian; đặc biệt là đối với các loại gỗ quý hiếm như: Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc…
3. Tính thẩm mỹ
Như đã nói ở trên, gỗ tự nhiên có các đường vân riêng biệt với màu sắc độc đáo nên những sản phẩm nội thất làm từ chất liệu này thường được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu, sở thích của nhiều người.
4. Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế
Khác với những gì mọi người thường nghĩ đồ gỗ sẽ phải mang tính hoài cổ, cũ kỹ… thực ra gỗ tự nhiên là chất liệu phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Nhờ vào hoa văn trên thân và màu sắc đặc trưng mà gỗ tự nhiên có thể được tạo tác thành những vật dụng nội thất mang vẻ đẹp cổ điển, tân cổ điển hoặc hiện đại.
Đồ gỗ tự nhiên luôn mang đến một không gian sang trọng, ấn tượng nhưng không kém phần mộc mạc, thân thiện, gần gũi cho ngôi nhà.
5. Dễ tạo hình
Gỗ tự nhiên có độ dẻo dai cao và liên kết chặt chẽ nên chúng có thể chịu được va đập và rất dễ uốn nắn trong việc tạo hình khi chế tác đồ nội thất.
Nhược điểm của đồ gỗ tự nhiên?
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì đồ gỗ tự nhiên cũng có những nhược điểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng; cụ thể như sau:
1. Mức độ khan hiếm cao, giá thành đắt đỏ
Hiện nay, số lượng gỗ tự nhiên tại Việt Nam đang ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu của thị trường tăng cao và tình trạng chặt phá rừng lấy gỗ bừa bãi. Hầu hết gỗ tự nhiên dùng để sản xuất đồ nội thất ở nước ta đang được nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài ra, do gỗ tự nhiên cũng không thể áp dụng phương pháp sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp mà chỉ có thể chế tác thủ công cho nên mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, giá đồ gỗ tự nhiên thường khá đắt đỏ và cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm công nghiệp.
2. Đòi hỏi kỹ thuật chế tác lành nghề
Đối với đồ gỗ tự nhiên, việc tạo hình đòi hỏi người thợ phải lành nghề, giàu kinh nghiệm, có kỹ thuật cao nếu không sau một thời gian sử dụng sản phẩm sẽ bị hư hại.
Gỗ tự nhiên được phân loại như thế nào?
Khi tìm mua đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên, nhiều khách hàng thường được giới thiệu sản phẩm làm từ chất liệu cao cấp nhưng sự thật có như những gì bạn được nghe?
Gỗ tự nhiên khá đa dạng, phong phú về chủng loại và tùy vào chất liệu cụ thể là gì mà mỗi sản phẩm nội thất được tạo ra sẽ có mức giá bán khác nhau. Do đó, khách mua cần hiểu rõ cách phân loại nhóm gỗ để chọn lựa sản phẩm và xem xét mức giá phù hợp.
Dựa vào những đặc tính cơ bản, ở nước ta chia gỗ tự nhiên thành các nhóm sau:
1. Phân loại đồ gỗ tự nhiên dựa vào mức độ quý hiếm
Nhóm cây lấy gỗ quý hiếm
Nhóm cây gỗ quý hiếm thường có giá trị cao và khó trồng do tốc độ sinh trưởng chậm, đòi hỏi yêu cầu về môi trường phát triển đặc biệt. Chẳng hạn như: trầm hương, cẩm lai, hồng ngà, mun, trắc vàng, sưa, lát hoa, gõ… Hiện nay nhóm gỗ này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị khai thác bừa bãi nên khá khan hiếm trên thị trường.
Nhóm cây gỗ không quý hiếm
Các nhóm gỗ tự nhiên thông thường là loại dễ trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế thấp hơn. Chẳng hạn như: sồi, óc chó, xoan đào… và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất.
Đồ gỗ tự nhiên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nhà ở
2. Phân loại đồ gỗ tự nhiên dựa vào tỷ trọng
Nhóm gỗ siêu nặng có tỷ trọng từ 0.95 – 1.40
Đa số các loại gỗ thuộc nhóm siêu nặng đều thuộc nhóm gỗ quý hiếm ở trong nước và quốc tế như: trầm hương, mun, trắc vàng, sưa, lát hoa, gõ…. Nhóm gỗ này thường có đường vân đẹp, màu sắc óng ánh, độ bền tốt và có hương thơm tự nhiên.
Nhóm gỗ nặng có tỷ trọng từ 0.80 – 0.95
Các loại gỗ thuộc nhóm này thường nặng, có bền và độ dẻo dai lớn cùng sức chịu lực cao. Chẳng hạn như: đinh, lim, ngến, sến, táu…
Nhóm gỗ nặng trung bình có tỷ trọng từ 0.65 – 0.95
Các loại gỗ thuộc nhóm này nhẹ, mềm hơn hai nhóm trên nhưng sức bền, sức chịu lực và độ dẻo dai khá tốt. Ví dụ như: sao đen, huỷnh, chò chỉ…
Nhóm gỗ nhẹ có tỷ trọng từ 0.50 – 0.65
Gỗ có sức chịu lực kém, dễ bị mối mọt và dễ chế biến như: chẹo, rồng rồng, kháo…
Nhóm gỗ thật nhẹ có tỷ trọng từ 0.20 – 0.50
Những loại gỗ này có sức chịu lực, sức chống mối mọt kém; chẳng hạn như: côm, ngát, vạng, sổ….
Nhóm gỗ thật nhẹ có tỷ trọng từ 0.04 – 0.20
Đây là nhóm gỗ tự nhiên có sức chịu lực rất kém và khả năng bị mối mọt cao; ví dụ như: ba bét, côi, sung, ba soi….
Cách bảo quản đồ gỗ tự nhiên
Làm thế nào để vệ sinh và bảo quản đồ gỗ tự nhiên trong nhà là vấn đề mà nhiều người quan tâm vì những đồ dùng nội thất này rất dễ bám bụi nhưng lại khó lau chùi.
Bởi chỉ một chút sơ ý trong quá trình dọn dẹp cũng có thể khiến cho đồ gỗ bị trầy sướt, hư hại và mất đi giá trị. Dưới đây là một số bí quyết giúp bảo quản đồ gỗ tự nhiên mà bạn nên xem qua:
– Tránh ngâm nước đồ gỗ quá lâu hoặc đặt tại nơi có độ ẩm cao và nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp.
– Không dùng vật sắc nhọn cạo các vết bẩn trên sản phẩm.
– Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vết bẩn.
– Nên lấy chổi lông mềm quét bụi trước sau đó dùng khăn mềm thấm nước và vắt ráo để lau bề mặt bàn ghế bằng gỗ tự nhiên để tránh làm xước bề mặt sản phẩm.
Những nguyên tắc thiết kế nội thất nhà ở dưới đây sẽ giúp các nhà thiết kế tạo ra không gian nhà ở vừa đẹp vừa hợp lý. Bạn cũng có thể tham khảo trước để đặt ra những câu hỏi hay những ý tưởng về nội thất nhà ở của mình, phối hợp dể dàng với các nhà thiết kế. Mỗi nguyên tắc đều quan trọng, nếu biết cách phối hợp sẽ giúp bạn có được ngôi nhà như ý!
Quy luật cân bằng
Quy luật cân bằng được biến đến như là sự đối xứng các yếu tố cấu tạo không gian nội thất như chiều cao, chiều rộng, cách bài trí và cấu tạo không gian nội thất. Sự cân bằng trong thiết kế nội thất có hai loại chính đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Quy luật cân bằng trong thiết kế nội thất có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật trên tường nhà, hay các yếu tố khác cấu thành không gian nội thất nhà.
Luật nhịp điệu
Yếu tố kết nối hay còn gọi là yếu tố nhịp điệu, lặp lại. Bạn bố trí các mẫu trang trí, hoa văn hay màu sắc có sự kết nối, lặp lại một cách nhịp nhàng, hợp lý sẽ tạo nên sự thích thú, cuốn hút của người xem. Đối với một không gian nội thất bất kì, việc bạn lặp lại một yếu tố màu sắc hoặc họa tiết, chất liệu hay thậm chí là đường khối nào đó nhiều lần thì không những không khiến không gian rối mắt, ảm đạm mà còn gia tăng thêm phần thú vị. Việc lặp lại nhiều hay ít lần thể hiện mức độ quan trọng, sự đề cao chi tiết kết nối nhịp điệu này trong không gian. Ví dụ, kiểu cánh pano trong đồ nội thất phong cách tân cổ điển tạo nên sự ấn tượng và đặc trưng, hoa tiêu thu hút cho không gian nhà.
Luật nhấn mạnh
Trong kỹ thuật trong thiết kế nội thất thì điểm nhấn chính là tiêu điểm thu hút mọi ánh mắt với những màu sắc nổi bật, chất liệu bóng bầy hoặc khác biệt hơn. Mỗi không gian thường sẽ có một đến hai điểm nhấn làm trung tâm để tạo nên điểm khác biệt riêng trong mỗi thiết kế.
Việc thực hiện và gia công chi tiết cũng cầu kỳ, tỉ mỉ hơn rất nhiều. Do đó, điểm nhấn sẽ mang đến không gian ấn tượng, không nhàm chán. Tuy nhiên bạn cũng phải lưu ý rằng, trong quy tắc thiết kế nội thất, nếu bạn sử dụng quá nhiều điểm nhấn sẽ gây ra cảm giác nhức mắt, rối mắt, phản tác dụng.
Quy luật hài hòa
Trong mỗi vị trí hay bất kì khu vực nào đó thì các đồ vật trang trí đều mang ý nghĩa riêng của nó nên sẽ không bao giờ có chuyện bị dư hay không có ý nghĩa, tác dụng gì đối với vị trí hay trong mỗi khu vực. Yếu tố hài hòa vô cùng quan trọng trong nguyên tắc thiết kế nội thất vì nó sẽ tạo nên những cảm giác yên bình, thư thái hay ấm cúng cho người sử dụng.
Luật cân xứng và tỷ lệ
Luật cân xứng được định nghĩa là một mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng. Sự cân xứng gồm những yếu tố liên quan đó về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh. Tỷ lệ phản ánh kích cỡ các thành phần tương xứng và mang tính tỷ lệ tương đối nhưng cần hết sức lưu ý để tránh sự lệch lạc trong cách bài trí nối thất.